Huy Lữ TRẦN VĂN ĐẠT
Nguyên Chánh Chuyên gia FAO - Rome

Lúa Châu Á

SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CHÂU Á

Trần Văn Đạt, Ph. D.



Châu Á 

Châu Á là nơi xuất hiện tổ tiên của loài lúa trồng hiện nay trên thế giới. Vùng này chiếm hơn 56% dân số thế giới và thêm độ 51 triệu nhân khẩu mỗi năm.

Lúa gạo là nguồn sống của vùng và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mặt chính trị, xã hội và văn hóa của nhiều quốc gia. Quả vậy, hơn 90% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở lục địa này. ảnh hưởng sản xuất của vùng có tính cách quyết định đến sự thăng trầm của thị trường lúa gạo quốc tế. Vì thế, lúa gạo cũng được xem có liên hệ chặt chẽ đến sự nghèo khó và thịnh vượng nông thôn ở những nước trồng nhiều lúa.  Hầu hết các nước đang phát triển không có khả năng bao cấp nông dân đầy đủ, một thành phần chiếm đa số trong nước, nhưng họ đều có chính sách giữ giá cả ổn định và tương đối thấp cho giới tiêu thụ ở các thành phố. Chính sách này đã dẫn đến sự nghèo khó trong xã hội nông thôn tại nhiều quốc gia trồng lúa và lấy lúa gạo làm trọng điểm của nền kinh tế. Trong khi đó, các nước Nhựt Bổn, Đại Hàn và các quốc gia Âu Mỹ đều có chính sách bao cấp to lớn cho ngành trồng lúa và ngay cả lãnh vực xuất khẩu để giữ mức sống thăng bằng giữa thành thị và nông thôn. 

Hơn 3 tỉ dân châu Á đã nhờ lúa gạo và phó sản cung cấp độ 20% số lượng calori dùng mỗi ngày, 20% chất đạm và 3% chất mỡ (Kennedy et al., 2004). Hơn nữa, ngành sản xuất lúa gạo cung cấp công ăn và việc làm cho hàng trăm triệu người ở các nước trồng lúa từ các hoạt động ngoài đồng, trong gia đình, bảo quản và biến chế, các dịch vụ liên hệ đến ngành trồng lúa và nông nghiệp. Có lẽ đây là một nghề duy nhứt phục vụ cho một thành phần đông đảo và lớn hơn hết trong những nước lấy lúa gạo làm căn bản cho hoạt động kinh tế của họ.

Lúa gạo là nguồn thức ăn chính cho sức khoẻ người Châu Á, nhưng lại thiếu nhiều chất dinh duỡng cần thiết cho cơ thể con người, như chất protein, chất béo, sinh tố thiamin, niacin, riboflavin, v.v. do biến chế, xay chà. Vì thế, những nước dùng lúa gạo làm thức ăn căn bản, thường có nhiều chứng bệnh thiếu dinh dưỡng như thiếu protein làm tử vong cao, thiếu vitamine A làm trẻ con bị mù mắt, thiếu chất sắt gây bệnh thiếu máu (aneamias), thiếu chất iod gây bệnh bướu cổ,... nếu không có sự bồi dưỡng thêm các chất dinh dưỡng bị thiếu trong thức ăn hàng ngày.

Châu Á không những sản xuất đầy đủ lúa gạo để cung cấp cho người dân trong vùng mà còn thặng dư để xuất khẩu đến các vùng khác như Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, v.v. Các vùng này chiếm đến 70% thị trường lúa gạo trên thế giới.

Châu Á chỉ trồng loài lúa Oryza sativa trong khi châu Phi có thêm O. glaberrima. Loài lúa sativa đã tiến hóa để thích ứng với các điều kiện đặc trưng của từng môi trường:  loài lúa Japonica được trồng ở miền có khí hậu ôn đới và những vùng đồi núi; loài lúa Japonica nhiệt đới hay lúa javanica ở quần đảo Indonesia và loài lúa Indica chiếm phần lớn ở Đông Nam Á và Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt.   

Các thử thách hôm nay của các nhà làm chính sách và các chuyên gia lúa gạo ở châu Á là làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và cải thiện đời sống nghèo khó của những vùng đang tăng gia dân số, đặc biệt ở nông thôn và các miền núi xa xôi; trong khi củng cố sự thịnh vượng xã hội và bảo tồn môi trường lành mạnh cho các thế hệ sau này. 

 

1.       Hệ THốNG TRồNG LúA ở châu Á

Châu Á  là cái nôi trồng lúa lớn nhứt thế giới. Lúa có thể được tìm thấy ở các vùng sinh thái1/ khác nhau, từ vùng nhiệt đới nóng ẩm như miền Nam và Đông Nam Á đến miền khô khan: Nam và Tây Ấn Độ, Pakistan, Iran; miền cận nhiệt đới: Bắc Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước Nam và Đông Nam Á chịu ảnh của gió mùa hàng năm, có mưa nhiều và thường có các thiên tai như bão tố, lũ lụt và khô hạn.

Các chuyên gia lúa gạo thế giới đã họp và đồng ý dùng các định nghĩa sau đây cho các hệ thống canh tác trong vùng (IRRI, 1984):

 

  • Lúa rẫy (lúa đất khô): trồng ở vùng có mưa nhiều hoặc ít, đất tốt hoặc xấu và phối hợp các yếu tố này.

 

  • Lúa tưới tiêu: trồng ở các vùng nhiệt độ thích hợp hoặc hơi thấp.

 

  • Lúa ruộng nước trời: lúa ruộng cạn (5-25 cm), lúa ruộng sâu (25-50 cm) thường bị hạn hay bị ngập nước.

 

  • Lúa thủy triều: Lúa nước ngọt, mặn, phèn và than bùn.

 

  • Lúa nước sâu (lúa nổi): Lúa ruộng thật sâu (>100 cm).

 

Trong giữa thập niên 1990s, ở châu Á, diện tích trồng lúa rẫy ước độ 8,8 triệu ha (7%), lúa nổi (ruộng sâu) 3,7 triệu ha (3%), lúa tưới tiêu 73 triệu ha (55%), lúa ruộng nước trời 46 triệu ha (35%) (Hình 1 và Bảng 1). Lúa tưới tiêu chiếm hơn 55% tổng diện tích trồng lúa của vùng, nhưng đóng góp độ 75% tổng sản lượng.  Trong tương lai, sản xuất lúa gạo của vùng sẽ phải tăng gia để thỏa mãn nhu cầu của vùng và thế giới ít nhứt 0,9% mỗi năm do cải tiến năng suất hơn là bành trướng diện tích canh tác. Tuy nhiên, giới quan sát đang lo ngại rằng diện tích tưới tiêu càng ngày bị xâm chiếm bởi đô thị hóa và công nghiệp hóa, khi nền kinh tế châu Á phát triển nhanh. Trường hợp điển hình đang xảy ra ở Trung Quốc, diện tích lúa thu hoạch của xứ này độ 37 triệu ha trong 1975 nay chỉ còn 28 triệu ha trong 2004.

2.     SảN XUấT Và TRIểN VọNG CủA NGàNH  TRỒNG LúA

Như đã đề cập ở trên, châu Á sản xuất và tiêu thụ lúa gạo hơn 90% tổng sản lượng của thế giới; do đó, tầm quan trọng sản xuất của vùng này luôn chế ngự tình hình lúa gạo quốc tế - từ sản xuất đến thị trường và tiêu thụ. Cho nên, các cơ hội và thử thách của ngành lúa gạo thế giới cũng phản ánh những nét đại cương và một số đặc tính của châu Á. Sau đây các đặc thù của ngành sản xuất lúa gạo châu Á sẽ được thảo luận nhiều hơn khi đề nghị một số sách lược để cải thiện mức sống của giới nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng, và đồng thời củng cố sản xuất bền vững trong tương lai.

 

2.1.      Sản xuất, năng suất và diện tích:

Cuộc Cách Mạng Xanh đã phát khởi ở châu Á từ giữa thập niên 1960s đến giữa 1990s với sự thành công phóng thích các giống lúa cao năng nửa lùn, phát triển hệ thống tưới tiêu nhanh chóng và sử dụng nhiều chất hóa học nông nghiệp, ngoại trừ một số nước như Việt Nam, Myanmar và Cambodia mà cuộc Cách Mạng này đang còn tiếp diễn. Sự thành công này đã tạo ra nhiều phúc lợi cho nhiều dân tộc châu Á và giúp nhiều nước tránh được đói kém, nhưng đồng thời tạo nên một số ảnh hưởng tiêu cực như tăng các dịch hại mùa màng, xói mòn di truyền và nguy hại môi trường. Cuộc Cách Mạng này đã giúp đỡ phần nào cho đời sống của giới nghèo ở thành thị do giảm bớt giá thành sản xuất độ 30% từ cải tiến kỹ thuật và làm giảm giá lúa gạo độ 40% (Rap, 2003), nhưng gây thiệt thòi cho giới nông dân trồng lúa ở các nước chậm tiến. Rất tiếc rằng nhiều nhà nước của vùng đã bỏ lỡ cơ hội qúy báu này để san bằng khoảng cách đời sống của thành thị và thôn quê; do đó, sự phồn thịnh của các nông thôn trồng lúa ở những nước này vẫn còn xa vời lắm (Trần Văn Đạt, 2004). 

 

 

Hình 1: Các hệ thống trồng lúa chính ở châu Á (% diện tích), giữa thập niên 1990s


Bảng 1: Diện tích trồng lúa của các vùng sinh thái châu Á ở giữa 1990s (x 1.000 ha) 

 

 

Quốc gia           Lúa rẫy    Lúa nổi        Lúa tưới tiêu     Ruộng nước trời        Tổng diện

                                         (>100 cm)  _____________   _________________     tích (ha)

                                                            Mưa         Nắng       Cạn        Hơi cạn             

                                                                                        (0-30 cm)   (30-100 cm)

Ấn Độ                  5.060       1.364      15.537      4.123      11.985      4.447            42.516

Trung Quốc            499              0      20.490      9.146        1.990             0            32.125

Indonesia             1.209              2        2.963      2.963        2.872      1.006            11.015

Bangladesh             697       1.120           351      2.267        3.271      2.873            10.679      

Thái Lan                 203          342           274         665        6.382      1.778              9.644

Việt Nam                322          177        1.630      1.630       1.963          651              6.373

Myanmar                214          362        1.812      1.386       2.033          478              6.285                                                                                                                  

Philippines              165              0        1.175      1.029          911          341              3.621

Pakistan                      0              0        2.125             0              0              0              2.125

Cambodia                  24         152           140         165        1.069          349             1.899

Nepal                         68         118           706           24           406          166             1.488

Đại Hàn                       1             0           776             0           326              0             1.103

Sri Lanka                     0             0           377         251           213            26                867

Bắc Triều Tiên           88             0          456              0           136             0                 680    

Malaysia                    80             0          228          210           135            15                688

Lào                           219            0            33            11           348              0                 611         

Đài Loan                      0            0           133          133             0                0               266          

Bhutan                         4             0               5              0            16               1                26

 

Tổng Cộng              8.853      3.737      49.211     24.003     34.056       12.131      131.991

 

Nguồn: IRRI et al., 2002

2.1.1.      Cấp Vùng

Vào năm 2004, châu Á đã sản xuất độ 546 triệu tấn lúa trên diện tích thu hoạch 134 triệu ha và với năng suất bình quân gần 4 t/ha (FAOSTAT, 2004). Tuy nhiên, mức độ sản xuất hàng năm bị giảm dần, từ 3,8% trong 1960s xuống 2,7% trong 1970s, nhưng lại tăng lên 3,1% trong 1980s nhờ cuộc Cách Mạng Xanh. Đến thập niên 1990s, mức độ này đã tụt giảm mau lẹ chỉ còn 1,5% vì phát triển kỹ thuật tân tiến bị ngừng trệ (Bảng 3, Chương 3). Nước sản xuất nhiều nhất thế giới là Trung Quốc với 177 triệu tấn lúa, sau đó là ấn Độ 129 triệu tấn, Indonesia 54 triệu tấn, Bangladesh 38 triệu tấn, Việt Nam 36 triệu tấn, Thái Lan 27 triệu tấn và Myanmar 22 triệu tấn. Thái Lan sản xuất ít hơn hết so với 6 nước vừa kể trên và có diện tích trồng lúa cũng tương đối thấp so với Ấn Độ và Trung Quốc, chỉ tương đương với Bangladesh và Indonesia, nhưng là nước xuất khẩu lớn nhứt trên thế giới trong hơn 70 năm vừa qua vì nhờ dân số tương đối ít, độ 62 triệu người vào năm 2003 (Bảng 2).

                 Cũng nên ghi chú tình trạng sản xuất lúa gạo bất thường ở các nước đang chuyển tiếp trồng lúa ở miền Trung Á. Một số nước gia tăng mức độ sản xuất lúa như Azerbaijan (132%), Kyrgyzstan (58%), Tajikistan (16%) và Turkmenistan (2%), trong khi các nước khác như Kazakhstan (-5%) và Uzbekistan (-4%) giảm sản xuất rõ rệt do giá gạo nhập khẩu thấp. Trong thập niên vừa qua, nhiều nước ở Đông Nam Á đã tăng gia mức sản xuất lúa gạo hàng năm đáng kể, như Bangladesh (4%), Cambodia (8%), Iran (4,5%), Myanmar (4,7%), Philippines (5%), Thái Lan (4,6%) và Việt Nam (5%) (Bảng 2).

               Năng suất của vùng cải tiến rất nhanh, đặc biệt trong thời gian Cuộc Cách Mạng Xanh, với mức tăng gia hàng năm 2,86% mỗi năm trong thập niên 1980s; nhưng sau đó chậm lại chỉ 1% mỗi năm (Bảng 3, Chương 3). Vào năm 2004, Đại Hàn có năng suất cao nhứt khoảng hơn 6,8 t/ha, kế đến Nhựt Bổn 6,4 t/ha, Trung Quốc gần 6,3 t/ha và Iran 5,4 t/ha (FAOSTAT, 2004). Trong thập niên vừa qua, năng suất bình quân của lúa đã bắt đầu ngưng đọng, chủ yếu ở các nước Đại Hàn, Indonesia, Malaysia, Nhựt Bổn và Trung Quốc. Cùng thời gian đó, Việt Nam có năng suất tăng rất nhanh từ 3,8 t/ha trong 1993 lên 4,8 t/ha trong 2004 hay độ 2,4% mỗi năm vì cuộc Cách Mạng Xanh còn đang tiếp diễn với sự phát triển mạnh mẽ về hệ thống thủy lợi và tăng gia sử dụng phân hóa học.  

Ở châu Á, diện tích trồng lúa, ngược lại, tăng rất chậm. Mức độ tăng gia hàng năm đã thuyên giảm dần, từ 1,3% trong 1960s xuống 0,6% trong 1970s, 0,3% trong 1980s và 0,4% trong 1990s (Bảng 3, Chương 3), vì dân chúng tăng gia quá nhiều với 3,8 tỉ  người và diện tích đất đai có thể khai thác trồng trọt đã bị kiệt quệ. Ấn Độ là nước trồng lúa trên diện tích lớn nhứt thế giới với 44 triệu ha, sau đó là Trung Quốc 27 triệu ha và các nước Indonesia, Bangladesh và Thái Lan có độ 11 triệu ha, và Việt Nam có gần 7,5 triệu ha trong 2003 (Bảng 2).
 

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của châu Á (gồm cả Trung Á) trong 2003, dân số trong 2002; và mức tăng gia hàng năm của sản lượng lúa trong 1993-2003 (%).

 

Quốc gia

 

Dân số

 

Diện tích

(ha)

Năng suất

(kg/ha)

Sản lượng  (2003)

(tấn)

Mức tăng Sản lượng

(%)

(93- 03)

 

Thế giới

6.224.978.000

153.522.318

3.837

589.125.843

1,2

 

Châu Á

 

3.775.948.000

 

135.665.548

3.942

534.820.715

1,0

 

  Azerbaijan, Republic of

 

8.297.000

3.327

4.704

15.651

132,3

 

  Bangladesh

143.809.000

11.100.000

3.428

38.060.000

4,1

 

  Bhutan

2.190.000

18.000

2.111

38.000

-1,2

 

  Brunei Darussalam

350.000

240

1.666

400

-4,9

 

  Cambodia

13.810.000

2.000.000

2.150

4.300.000

8,0

 

  Trung Quốc

1.302.307.000

27.398.000

6.074

166.417.000

-0,7

 

  Ấn Độ

1.049.549.000

44.000.000

3.000

132.013.000

1,0

 

  Indonesia

217.131.000

11.477.357

4.537

52.078.832

0,8

                       

  Iran, Islamic Rep of

68.070.000

560.000

5.893

3.300.000

4,5

 

  Nhựt Bổn

127.478.000

1.665.000

5.850

9.740.000

-0,1

 

  Kazakhstan

15.469.000

80.000

2.500

200.000

-5,0

 

  Bắc Triều Tiên

22.451.000

593.390

3.849

2.284.000

-5,2

 

  Nam Hàn

47.430.000

1.013,000

5.990

6,068.000

-0,7

 

  Kyrgyzstan

5.067.000

6.100

3.007

18.342

57,9

 

  Lào

5.529.000

754.000

3.316

2.500.000

-0,7

 

  Malaysia

23.965.000

675.000

3.178

2.145.142

0,2

 

  Myanmar

48.852.000

6.650.000

3.705

24.640.000

4,7

 

  Nepal

24.609.000

1.550.000

2.681

4.155.000

1,9

 

  Pakistan

149.911.000

2.210.000

3.055

6.751.000

1,3

 

  Philippines

78.580.000

4.094.000

3.427

14.031.000

4,9

 

  Saudi Arabia

23.520.000

0

0

0

0

 

  Sri Lanka

18.910.000

911.440

3.370

3.071.200

1,9

 

  Syrian Arab         Republic

 

              17.380

0

0

0

-0,1

 

  Tajikistan

6.195.000

11.394

5.215

59.415

16,2

 

  Thái Lan

62.193.000

11.000.000

2.454

27.000.000

4,6

 

  Timor-Leste

739.000

20.000

3.272

65.433

2,6

 

  Thổ Nhĩ Kỳ

70.318.000

70.000

5.314

372.000

6,5

 

  Turkmenistan

4.794.000

42.000

2.607

109.500

2,5

 

  Uzbekistan

25.705.000

119.000

2.615

311.200

-4,3

 

  Việt Nam

80.278.000

7.449.300

4.634

34.518.600

5,1

 

Nguồn: FAOSTAT 2004

Faostat Citation, 2004

         2.1.2.      Cấp khu vực

Châu Á bao gồm nhiều hệ thống sinh thái trồng lúa và bị chi phối bởi nhiều đặc tính khí hậu khác nhau từ miền nhiệt đới, ẩm ướt có gió mùa đến các miền khô nóng và ôn đới; cho nên về phương diện địa lý, ngành trồng lúa có thể chia ra bốn khu vực chính (Bảng 3, 4 và 5): 

§  Đông Á (Bắc Triều Tiên, Đại Hàn, Nhựt Bổn và Trung Quốc): khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, năng suất cao (5-7 t/ha), sản xuất lúa nhiều nhất ở châu á và thế giới; nhưng diện tích và sản ngạch sút giảm trong 2 thập niên qua. 

§  Đông Nam Á (Cambodia, Brunei Darussalam, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) có khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt và chịu ảnh hưởng của gió mùa, tình trạng sản suất năng động nhứt với cuộc Cách Mạng Xanh. Diện tích và sản ngạch tăng gia nhiều nhứt của vùng trong hơn hai thập niên qua, năng suất bình quân độ 3,2 t/ha. Miền này xuất cảng lớn nhứt từ Thái lan và Việt Nam, nhưng cũng nhập cảng nhiều nhứt ở Indonesia, Philippines, Singapore và Malaysia. 

§  Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Pakistan, Sri Lanka) có khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt và bị ảnh hưởng gió mùa, có nơi khô khan. Diện tích trồng lúa lớn nhứt, năng suất bình quân 3,2 t/ha, mức tăng sản xuất lúa chậm chạp, chỉ 0,5% mỗi năm.  Do đó, miền này có tỉ số dân chúng nghèo khó cao hơn hết. 

§  Tây & Trung Á (Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Syria, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turmenistan và Uzbekistan) gồm nhiều nước ở trong thời kỳ chuyển tiếp, ngoại trừ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Diện tích trồng lúa sút giảm rõ rệt vì chuyển đổi cơ cấu thị trường (giá gạo nhập cảng thấp), nhưng năng suất cải tiến với 1,7% mỗi năm và sản lượng tiếp tục tăng gia 2,3% mỗi năm. 

Từ các miền trồng lúa khác nhau của châu Á, Nam Á có diện tích trồng lúa lớn hơn các miền khác, với gần 60 triệu ha trong 2003 mà ấn Độ chiếm 70% của miền, sau đó là miền Đông Nam Á 44 triệu ha, Đông Á gần 31 triệu ha và miền Tây & Trung Á dưới 1 triệu ha. Trong thời gian từ 1993 đến 2003, diện tích trồng lúa tăng nhiều nhứt ở Đông Nam Á với 16, 6%, cao hơn gấp 3 lần mức tăng của thế giới (5,3%) và Nam Á (5%). Trong cùng thời gian trên, miền Đông Á, chủ yếu Trung Quốc đã giảm diện tích trồng 11,4%, từ 34,6 triệu ha xuống còn 27 triệu ha vì bành trướng kỹ nghệ và đô thị hóa. Cũng vậy, miền Tây & Trung Á diện tích trồng lúa giảm bớt 8,8% do tình trạng chuyển tiếp nhanh từ nền kinh tế tập trung qua nền kinh tế thị trường (Bảng 3). 

Năng suất bình quân của 4 miền đều tăng trong 10 năm qua, nhưng nhanh nhứt ở miền Tây & Trung Á 16,7% nhờ giải thể các hợp tác xã (ngoại trừ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria) so với Đông Nam Á 15,5%, Đông Á 14,3% và Nam á 10,7%. Miền Đông Á có năng suất bình quân cao hơn hết, độ 5-6 t/ha, trừ Bắc Triều Tiên (dưới 4 t/ha). Hai miền Đông Nam Á và Nam Á có năng suất tương đương, độ 3,2 t/ha, cho thấy rằng hai miền này có trình độ kỹ thuật canh tác lúa không khác biệt nhiều lắm và cùng bị ảnh hưởng của gió mùa (Bảng 4). 

Sản lượng: Miền Đông Á, chủ yếu Trung Quốc, sản xuất nhiều lúa nhứt trên thế giới với gần 200 triệu tấn lúa.  Tuy nhiên, trong 10 năm qua sản lượng lúa sút giảm từ 200 triệu xuống 184 triệu tấn lúa do diện tích sút giảm như nêu trên. Sản lượng lúa của miền Đông Nam á tăng gia nhiều hơn hết 3% mỗi năm, đặc biệt ở Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Philippines; trong khi đó Nam á chỉ tăng 1,5% mỗi năm (Bảng 5). 

Bảng 3: Diện tích thu hoạch lúa ở các vùng/khu châu Á, 1993 và 2003

 

Vùng

Diện tích (ha)

1993

2003

Tăng (%)

Thế giới

145.824.233

153.522.318

5,3

Châu Á

130.398.558

135.450.548

3,9

Đông Á

34.12.927

30.669.390

-11,4

Đông Nam Á

37.879.887

44.099.897

16,4

Nam Á

56.927.916

59.789.440

5,0

Tây & Trung Á

977.828

891.821

-8,8

Nguồn: FAOSTAT 2004

 

 

 

 

Bảng 4: Năng suất lúa ở các vùng/khu châu Á, 1993 và 2003

 

Vùng

Năng suất (t/ha)

1993

2003

Tăng (%)

Thế giới

3,6

3,8

5,5

Châu Á

3,8

3,9

2,6

Đông Á

     4,8

5,4

12,5

Đông Nam Á

2,8

3,2

14,3

Nam Á

2,8

3,1

10,7

Tây & Trung Á

3,0

3,5

16,7

Nguồn: FAOSTAT 2004

 

 

 

 

Bảng 5: Sản lượng lúa ở các vùng/khu châu Á, 1993 và 2003

 

Vùng

Sản lượng (tấn)

1993

2003

Tăng (%)

Thế giới

529.479.172

589.125.843

11,3

Châu Á

485.789.420

534.820.715

10,1

Đông Á

200.833.933

184.509.000

-8,1

Đông Nam Á

121.401.313

161.213.974

32,8

Nam Á

159.428.640

184.088.200

15,5

Tây & Trung Á

3.567.768

4.386.108

22,9

Nguồn: FAOSTAT 2004

2.2.      Tiềm Năng

Châu Á đã sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhứt thế giới trong hàng ngàn năm qua. Với chiều hướng dân số gia tăng mạnh hiện nay - Trung Quốc và Ấn Độ đã có hơn 2 tỉ người, liệu hai Châu lục này có thể còn tự túc lúa gạo, thức ăn chính, trong thế kỷ XXI và sắp tới; trong khi đất đai khả canh đã bị khai thác gần hết? Về tiềm năng đất đai chỉ còn lại với các loại đất có nhiều vấn đề như đất phèn (6,7 triệu ha), đất mặn (19,5 triệu ha) và đất than bùn (25 triệu ha), mà phần lớn chưa được khai thác. Do đó, châu Á có thể tăng gia sản xuất lúa qua cải tiến năng suất bình quân từ 3,2 t/ha hiện nay lên 6-8 t/ha và thâm canh vụ lúa từ 1 hoặc 2 vụ lên 2-3 vụ mỗi năm, nhưng phải lưu ý đến vấn đề môi trường và mức độ vững bền. Cho nên, tiềm năng sản xuất lúa của châu Á vẫn còn tương đối lớn, nếu khả năng sản xuất của vùng còn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong chiều hướng toàn cầu hóa và Thỏa Hiệp WTO. 


3.       THị TRƯờNG Và TIÊU THụ LúA GạO

Châu Á là vùng xuất khẩu và cũng là nơi nhập khẩu lúa gạo lớn nhứt trên thế giới; cho nên, lúa gạo giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nhiều nước đang phát triển của vùng. Mặc dù mức tiêu thụ gạo có phần thuyên giảm ở một số nước có nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng tổng thể vẫn còn gia tăng ở cấp vùng và nhiều quốc gia khác. Giá lúa gạo vẫn tiếp tục sút giảm trong hai thập niên qua, trầm trọng nhứt vào những năm đầu thế kỷ XXI, gây ra nhiều khó khăn cho các nông dân trồng lúa, dù họ đã liên tục cải thiện và tăng sản xuất nhờ kỹ thuật hiện đại. Thị trường lúa gạo quốc tế có thể mở rộng hơn trong tương lai khi các thỏa hiệp WTO được các nước hội viên thực thi nghiêm chỉnh. 

3.1.     Thị trường lúa gạo

Sản xuất của vùng đã tăng rất mạnh với mức độ 3,6% mỗi năm trong 4 thập niên vừa qua để tiến đến số lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới bình quân là 18 triệu tấn mỗi năm của thời gian 1999/2001. Những nước xuất khẩu gạo truyền thống gồm có Thái Lan, Pakistan, Trung Quốc và Myanmar theo thứ tự quan trọng và thêm những nước xuất khẩu mới là Việt Nam và Ấn Độ. Từ 1961, sự nhập khẩu của vùng cũng tăng thêm một cách bất thường độ 1,6% mỗi năm đến 11,7 triệu tấn gạo trong 1999/2001 (RAP, 2003). Hiện nay những nước nhập cảng quan trọng gồm có Indonesia, Philippines, Singapore và Hồng Kông, theo thứ tự. 

Giá gạo đang trong chiều hướng thuyên giảm đáng kể (Hình 2). Trong 12 năm qua chấm dứt bằng năm 2000/2003, giá bình quân của loại gạo Thái 100%, hạng 2 phổ thông (F.O.B Bangkok) đã giảm khá nhiều đến 3,5% mỗi năm, ở mức 192 đô la/tấn. Sự sút giảm quan trọng này lại trùng hợp với tăng gia xuất khẩu của vùng trong cùng một thời gian. Hiện tượng này đã thúc đẩy 5 nước trong vùng (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc) cùng nhau ngồi vào bàn tròn để thành lập một Hội Đồng nhằm làm ngăn cản sự tụt dốc giá cả và bớt sự giao động trên thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả của tổ chức còn tùy thuộc vào Thỏa Hiệp WTO, chính sách thuế của các nước và các nước xuất khẩu khác ở bên ngoài vùng như, Mỹ, Ai Cập, ý, Uruguay là những nước xuất khẩu gạo đáng kể.

 

Hình 2: Chiều hướng giá gạo từ 1985 đến 2001 theo FAO Index (Nguồn: Calpe, 2003)

 3.2.     Nhu cầu và triển vọng

Về nhu cầu lúa gạo của vùng, độ 90% của sản xuất 346 triệu tấn gạo trong năm 1999/2001 dành cho thực phẩm, 2% cho gia súc, 1% cho biến chế thực phẩm và 7% cho hạt giống và hư hao. Trong vòng 40 năm qua, sự tiêu thụ lúa gạo dành cho thực phẩm con người đã vượt hơn mức gia tăng dân số, với mức độ 2,4% mỗi năm đối chiếu 1,9%, theo thứ tự. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ thực phẩm hàng năm lại giảm xuống đến mức 1,1% trong thập niên 1990s. Đó là do tình trạng kinh tế của vùng đã cải tiến rõ rệt và sự ăn uống của con người trong vùng cũng trở nên đa dạng nhiều hơn (RAP, 2003). 

Cơ quan FAO dự đoán sản xuất lúa gạo của châu Á và Thái Bình Dương sẽ có thể tăng lên độ 0,9% mỗi năm để đạt đến 89 triệu tấn gạo trong thời gian từ 1998 đến 2010, nhờ tăng gia năng suất lúa hơn là diện tích (Bảng 3). Thật vậy, sự gia tăng lúa gạo trong tương lai của vùng sẽ tiếp tục tùy thuộc vào cải thiện năng suất của lúa tưới tiêu mà hiện nay chiếm đến 55% diện tích trồng lúa của vùng, nhờ vào áp dụng các kỹ thuật tân tiến như lúa cao năng, lúa lai, hoặc siêu lúa,… FAO tiên đoán năng suất bình quân của vùng có thể đạt đến 4,2 t/ha vào 2015 và 4,8 t/ha trong 2030. Khuynh hướng tiêu thụ gạo của mỗi đầu người mỗi năm cũng có cùng hướng của năng suất, sẽ giảm từ 92 kg trong 1998 xuống còn 89,2 kg gạo trong 2030. Cho cả thế giới, mức tiêu thụ nhân khẩu mỗi năm cũng giảm bớt một ít từ 59,9 xuống 59,1 kg gạo. Điều này phản ánh chiều hướng thuyên giảm ở miền Đông và Đông Nam Á, và gia tăng mức tiêu thụ ở Nam Á, Cận Đông và các miền còn lại trên thế giới (Bảng 6). 

Bảng 6: Dự Phóng về nhu cầu gạo của con người và mức nhu cầu nhân khẩu tăng hàng năm

 của các khu vực ở châu Á trong năm 2015 và 2030

 

 

Nhu cầu gạo,

triệu tấn

Mức nhu cầu nhân khẩu, %/năm

 

 

1997/99

2015

2030

1999

2015

2030

 

Thế giới

386

472

533

1.2

0.8

1.0

Thức ăn gạo, kg/nhân khẩu:

 

 

 

 

 

 

- Đông Á

106

100

96

 

 

 

- Đông Á, không kể Tàu

132

129

124

 

 

 

- Nam Á

79

84

81

 

 

 

Nguồn: FAO (2002): “World Agriculture: Towards 2015/30, an FAO Study”


4
.         SáCH LƯợC Và SảN XUấT LúA BềN VỮNG

Sự tăng trưởng sản lượng lúa gạo thế giới trong thời kỳ Cách Mạng Xanh đã cung ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong gần 40 thập niên qua mặc dù dân số tăng gia không ngừng. Tuy nhiên, một số chuyên gia quan tâm đến khả năng sản xuất lúa gạo, một thực phẩm chính của nhân loại, có thể không đáp ứng kịp cho mức tiêu thụ trong tương lai tại một số vùng, dù cho mức tiêu thụ mỗi đầu người có phần thuyên giảm do nền kinh tế đang được cải tiến, vì dân số còn tiếp tục gia tăng và khí hậu thay đổi bất thường. Một cuộc cuộc họp tham vấn của các chuyên gia về ”Tiến Hóa Và nh Hưởng Kỹ Thuật Đến Sản Xuất Lúa Gạo Bền Vững ở Châu Á” do cơ quan FAO tổ chức ở Bangkok trong 1996 đã báo cáo có sự ngưng trệ năng suất và xói mòn di truyền do phổ biến rộng rãi các giống lúa cao năng tại một số nước Á châu. Hơn nữa, lề lối thâm canh trồng lúa của vùng đã làm kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hại môi trường, gồm tăng gia đất mặn, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng sức khoẻ con người, do sử dụng quá mức các chất hóa học nông nghiệp và thoát các chất khí “nhà kiếng”. 

Cho nên, đáp ứng các thử thách của sản xuất lúa bền vững là một vấn đề tối cần thiết  không những cho vấn đề an ninh lương thực của thế giới mà còn làm giảm bớt sự nghèo khó của hàng trăm triệu gia đình nông dân ở các nước chậm tiến. Sau đây là một số sách lược được đề nghị cho vấn đề sản xuất bền vững của vùng. 

4.1.      Chính sách: Quân bình giữa giới tiêu thụ và người sản xuất lúa

Thường đa số các nước trồng lúa có chính sách nghiêng về “tự túc” để bảo đảm an ninh nhu yếu phẩm cho quốc gia, nên thường có các biện pháp nhằm bảo vệ các giới tiêu thụ nghèo và duy trì ổn định chính trị và xã hôi trong nước. Đồng thời họ thành lập các kho vựa chứa gạo để mưu cầu ổn định giá cả và giúp đỡ phần nào cho nông dân trồng lúa qua các trợ cấp tượng trưng, không như đã thấy ở các nước tiền tiến. Vấn đề an ninh lương thực có liên hệ nhiều đến nghèo khó trong nhiều quốc gia trồng lúa. 

Thật vậy, các nước chậm tiến phải đối diện với vấn đề tài trợ khó khăn một khi làm các chính sách nông nghiệp, vì các chính sách này thiên về giới tiêu thụ hơn người sản xuất lúa gạo. Hiện nay, khuynh hướng giảm giá gạo trên thế giới đang tạo thêm gánh nặng nghèo khó cho người trồng lúa ở các nước chậm tiến. Một số chính phủ  ở trong tình trạng lưỡng lự về vấn đề làm cân bằng giữa hai giới này vì phải đối đầu với các quyền lợi xung khắc của hai thành phần quan trọng trong xã hội; tuy nhiên, sự đòi hỏi và thúc đẩy chính trị liên hệ đến tình trạng ổn định xã hội, đặc biệt ở các thành thị thường mang đến thiệt thòi cho nông dân, một tầng lớp nhiều chịu đựng. Đối với các nước giàu hơn hoặc có nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều biện pháp tài trợ được áp dụng để nâng cao đời sống nông thôn, nhưng lại rất tốn kém. Chiều hướng phát triển kinh tế của vùng trong những thập niên vừa qua và trong tương lai với nhiều hứa hẹn sẽ giúp chính phủ thi hành các biện pháp tài trợ cần thiết; do đó, đời sống của nông dân có thể diễn biến tốt hơn trong tương lai. 

Chiều hướng tôn trọng Hiệp Ước Bàn Tròn Uruguay đáng khích lệ ở một số quốc gia đã phát triển trong đó có Mỹ, Liên Âu, Nhựt Bổn và Đại Hàn. Tuy nhiên, các biện pháp tài trợ gián tiếp hoặc trực tiếp của các nước này cũng còn là những trở ngại đáng lo cho các nước chậm tiến trong thế cạnh tranh. Gần đây, các hệ thống ưu đãi tổng quát của WTO (General System of Preferences) đã nhấn mạnh rằng các nước tiền tiến phải cung cấp các ưu đãi một chiều trong thương mãi cho các nước chậm tiến; tuy nhiên, ngành thương mãi quốc tế vẫn còn đầy dẫy các hàng rào quan thuế tại nhiều nước, ngay cả các nước tiền tiến. Thật vậy, giá biểu nhập khẩu bình quân thế giới cho các món hàng phi nông nghiệp là 4%, nhưng cho các hàng hóa nông nghiệp là 40% (FAO, 2000). Các nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD: Organization for Economic Cooperational and Development) đã áp dụng trong 1995 thuế quan cho ba loại thực phẩm - gạo, mì và bắp của các nước đang phát triển với các giá biểu theo thứ tự là 89, 94 và 90%. Tuy nhiên, cơ quan OECD đã tuyên bố sẽ hủy bỏ giá biểu thuế quan này trong năm 2009. Hy vọng rằng trong thời gian tương lai gần, khuynh hướng áp dụng toàn cầu hóa sẽ được phổ cập nhiều hơn, trong đó các nước chậm tiến sẽ có cơ hội đối diện với các thử thách trong môi trường nông nghiệp cạnh tranh với các ưu điểm sẵn có của mình. Do đó, cần phải có các sách lược, kế hoạch thích ứng để hành trang cho cuộc hội nhập này. 

4.2.      Giúp nông dân thoát khỏi nghèo khó

Đa số nông dân trồng lúa ở các nước chậm phát triển bị vướng vào vòng lẩn quẩn nghèo khó không dứt. Sau khi cày cấy, trồng trọt, châm sóc và thu hoạch, số lượng lúa thu hoạch không còn đủ cung cấp cho họ có lợi tức cao. Nguyên nhân của sự nghèo khó ở nông thôn không chỉ do các chính sách không quân bình của các nhà nước; sự nghèo khó thường xảy ra ở các nơi có môi trường khó khăn, như không có tưới tiêu, đất phèn mặn…, các miền đất xa xôi, các vùng thường bị thiên tai như lũ lụt, bão tố, hạn hán…, chế độ ruộng đất phân mảnh quá nhỏ cũng như không đủ đất đai để cấp phát cho người cày. Vì vậy, cần phải có các biện pháp thích nghi để cải tiến tình trạng này.   

4.2.1.             Hệ thống trồng lúa nước trời (thiếu hệ thống tưới tiêu) là nơi người nông dân phải sống với cuộc sống rất khó khăn và nghèo khó hơn các vùng có hệ thống tưới tiêu. Sản xuất lúa nhờ nước trời như lúa rẫy, lúa nổi, lúa thủy triều, chiếm lối 45% diện tích canh tác của vùng, nhưng chỉ sản xuất độ một phần tư tổng sản lượng.  Nông dân trồng lúa không tưới tiêu thường không muốn đầu tư nhiều vào thửa ruộng để khai thác với các các kỹ thuật tiến bộ vì lợi tức kinh tế thấp và có thể gặp nhiều rủi ro do thời tiết bất định. Năng suất bình quân của loại lúa này chỉ trong vòng từ 1 đến 3 t/ha. Do đó, cần có sách lược làm giảm bớt rủi ro để nâng cao lợi tức của nông dân, qua phát triển hệ thống thủy lợi. 

4.2.2.              Đa loại hóa canh tác tại môi trường khó khăn này là phương sách tốt nhứt để làm giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn, gồm cả các vấn đề sinh học hoặc vô sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, vấn đề an ninh thực phẩm của gia đình là ưu tiên của đa số nông dân.  Họ chỉ có thể áp dụng đa loại nông nghiệp khi nào họ sản xuất lúa đủ nuôi sống gia đình họ. Những giống lúa có đặc tính kháng một số sâu bệnh quan trọng, chịu dựng hạn hán và ngập lụt, có năng suất ổn định rất cần thiết khi chú ý đến vấn đề rủi ro. Trồng xen kẻ hoặc luân canh có thể góp phần cho hệ thống sản xuất ổn định. Khuyến khích nông dân tham gia vào các hoạt động, dịch vụ phi nông nghiệp hay liên hệ nông nghiệp, tái sử dụng các chất thừa thải (rơm rạ), và tạo các ao nhỏ chứa nước có thể giúp nông dân làm giảm thiểu các rủi ro trong ngành nông nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành nông nghiệp (rau cải, cây ăn quả, bông hoa,…), thủy lâm, nuôi cá tôm, chăn nuôi các loài gia súc nhỏ có thể làm đa dạng lợi tức của người nông dân. Chẳng hạn, hệ thống lúa- tôm cá, lúa-chăn nuôi bò... Ngoài ra, kết hợp với khâu hậu thu hoạch như biến chế thực phẩm, khuyến khích thị trường địa phương, sẽ tạo thêm công việc làm ăn và nhiều lợi tức. Cũng thế, cần khai thác sử dụng tất cả các phó sản của lúa (rơm rạ, tro, trấu, tấm, cám,…) và chế biến tại chỗ để có những sản phẩm có giá trị cao hơn. 

4.2.3.     Các miền xa xôi thường thiếu thốn các dịch vụ và phương tiện cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho nên có nhiều dân nghèo. Các miền này thường bao gồm các vùng trồng lúa rẫy trên đồi núi và các vùng lúa ngập sâu (lúa nổi, lúa phèn mặn, lúa than bùn). Các vùng này thường có loại đất đai kém màu mỡ mà lại có nhiều vấn đề, thiếu cả các hạ tầng cơ sở, các tổ chức kinh tế xã hội, và thiếu cả các kỹ thuật tân tiến và hệ thống cung cấp các nhập lượng trợ nông. Dó đó, để tranh thủ vượt qua tình trạng nghèo khó này, các nhà nước phải khắc phục các nhu cầu thiết yếu nêu trên. Thật vậy, với sự hiện diện tối thiểu của hạ tầng cơ sở và các dịch vụ cần thiết cùng cơ chế yễm trợ của nhà nước, các miền xa xôi có thể tăng gia sản xuất thực phẩm, trồng các màu thích hợp, chăn nuôi gia súc, mở mang thị trường, chủ yếu nhằm tạo ra hệ thống kinh doanh nông nghiệp ở các vùng môi sinh khó khăn này. 

4.2.4.              Các thiên tai thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và đời sống ổn định của người dân tại một số khu vực. Từ 1975 đến 2000, có đến 2171 các thiên tai được báo cáo, hoặc trung bình 87 trận thiên tai làm ảnh hưởng đến 120 triệu người mỗi năm (FAO, 2003). Những vùng đất trồng lúa ở châu á, đặc biệt các nước ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, thường bị thiên tai như những cơn bão lớn, lũ lụt trầm trọng và hạn hán lâu dài do ảnh hưởng của gió mùa hàng năm. Canh tác lúa ở các vùng Trung và Nam á đã bị hạn hán phá hại trầm trọng liên tiếp trong thời gian từ 1999 đến 2001, khiến cho vùng này phải nhập khẩu nhiều lúa gạo. 

4.2.5.             Đất đai phân mảnh 

Chế độ ruộng đất phân mảnh quá nhỏ thường thấy ở châu á, khi so sánh với tình trạng điền thổ ở châu Mỹ La Tinh và các nước Âu Mỹ. Tình trạng này xảy ra là do tục lệ kế truyền (chia gia tài) ở nông thôn, mua bán và cho thuê đất, và chế độ tái phân ruộng đất của nhà nước. Chẳng hạn, các cuộc cuộc kiểm tra cho biết (RAP, 2003): 

  • ở Nepal, diện tích bình quân của mỗi hộ đã giảm từ 0,83 xuống 0,65 ha trong 1971-91;
  • ở Phlippines, diện tích bình quân của mỗi hộ đã giảm từ 2,99 xuống 1,96 ha trong 1960-80;
  • ở Ấn Độ, diện tích bình quân của mỗi hộ đã giảm từ 2,3 xuống 1,6 ha trong 1971-91; và
  • ở Trung Quốc và Việt Nam, những ruộng hợp tác xã rộng lớn đã bị phân chia nhỏ cho các nông hộ vào cuối thập niên 1970s và 1980s, theo thứ tự. Sự phân mảnh càng nhỏ hơn ở các vùng đồng bằng đông dân ở hai nước này. Theo Ngân Hàng Thế Giới, Việt Nam có độ 100 triệu thửa ruộng do 11 triệu nông hộ làm chủ, mỗi thửa ruộng dưới 200 m2 (Vũ Mộng Lan, 2003). 

Những mảnh đất nhỏ này không thể tạo ra đủ lợi tức để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của gia đình. Các nhà nước liên hệ cần có chính sách khuyến khích tập trung ruộng đất như chế độ hợp tác xã và/ hoặc khai thác đất mới hoặc di dân đến nơi khác. 

4.3.      Cơ hội sử dụng các kỹ thuật tiên tiến

Các tiến bộ kỹ thuật đã mang đến nông dân nhiều lợi tức. Sự tăng gia năng suất và cải tiến hiệu năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong ngành sản xuất lúa gạo cũng góp phần trong chiều hướng này và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì làm giảm bớt giá thành sản xuất. 

4.3.1.         Các kỹ thuật tiến bộ vừa xuất hiện để tăng năng suất (Xem thêm PHầN IV: Các Kỹ Thuật Tiến Bộ Hiện Nay):  

Lúa lai: Hiện nay, một kỹ thuật mới có thể nâng cao năng suất hiện nay và năng suất tiềm thế từ 15 đến 20%, so với các giống lúa cao năng phổ thông. Kỹ thuật lúa lai được các chuyên gia Trung Quốc áp dụng tính chất ưu thế lai của cây để làm tăng sản xuất từ 1976. Giữa 1976 và 1992, diện tích trồng lúa lai đã nhảy vọt từ zero lên 15 triệu ha, hay độ 50% tổng số diện tích lúa toàn quốc, làm số thu hoạch tăng lên 220 triệu tấn (Yuan and Fu, 1995).  Sự thành công này đã giúp cho xứ để dành hơn 2 triệu ha đất cho công tác đa dạng hóa nông nghiệp. Thành quả này đã khuyến khích IRRI và các nước trong vùng tham gia nghiên cứu và áp dụng lúa lai. Nhưng kỹ thuật này tương đối phức tạp trong công tác lai giống 3 dòng, vấn đề bảo trì các dòng thuần và giá hạt giống lai quá cao gấp 4-5 lần hạt giống thông thường đã làm trì trệ việc phổ biến lúa lai ngoài Trung Quốc. Trong thập niên vừa qua, Cơ quan FAO, IRRI với sự yễm trợ của ADB và UNDP đã đẩy mạnh phổ biến kỹ thuật lúa lai rất tích cực tại Ấn Độ, Ai Cập, Bangladesh, Indonesia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam, chủ yếu trong ba lãnh vực sau đây:

-          Huấn tập và đào tạo các chuyên viên trong công tác lai giống, lọc thuần các dòng cha mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai đại trà;

-          Cung cấp các cơ sở và thiết bị tối thiểu cho công tác khảo cứu, phát triển và sản xuất hạt lai F1; và

-          Giúp các nước tham gia chương trình lúa lai củng cố hệ thống sản xuất hạt giống lai trong nước.

Siêu lúa đang được IRRI nghiên cứu trong gần hai thập niên vừa qua, nhưng chưa có kết quả trong vùng có khí hậu nhiệt đới vì vấn đề sinh lý của cây lúa khi muốn sản xuất vượt khả năng của nó. Hy vọng công nghệ sinh học có thể giúp các nhà khoa học đạt được những khám phá mới trong lãnh vực này để tăng tiềm năng của cây lúa. 

Công nghệ sinh học có tiềm năng rất lớn để làm tăng gia năng suất tiềm thế và làm giảm bớt các năng lượng đòi hỏi của cây lúa. Những khám phá mới đây về bản đồ Genome đã tạo ra nhiều hy vọng cho các nhà nghiên cứu di truyền và lai tạo các giống lúa siêu năng hoặc đa năng trong tương lai. Công nghệ sinh học có khả năng cải thiện chất lượng dinh dưỡng của hạt lúa. Gạo Vàng hay Golden Rice có chức năng chứa nhiều chất tiền sinh tố A, đã được chế tạo thành công trong các phòng thí nghiệm. Nay giống lúa vàng này đã được đưa vào giai đoạn thứ hai để lai giống các loại lúa cao năng địa phương và đồng thời làm tăng gia số lượng sinh tố A trong hạt lúa, trước khi đem ra áp dụng đại trà (Xem thêm Chương 18: Tiến Bộ và Công Luận Trong Công Nghệ Sinh Học Xanh). 

Quản lý tổng hợp vụ mùa: Vấn đề quản lý vụ mùa  là sự phối hợp nhịp nhàng để kết hợp các công tác từ chọn giống lúa, làm đất, gieo trồng, bón phân, chăm sóc, tưới tiêu cho đến thu hoạch. Một sự tổng hợp theo các qui trình sản xuất nhằm tối hão hóa thời kỳ phát triển và sinh sản của cây lúa để cuối cùng cho năng suất kinh tế cao. Trong phương pháp quản lý tổng hợp này, hiện nay có các quản lý tổng dịch hại mùa màng (IPM) và quản lý tổng họp chất dinh dưỡng (INM) được phổ biến rộng rãi để thu hẹp khoảng cách năng suất giữa nông dân và trung tâm thí nghiệm, làm tăng hiệu năng của vụ mùa và đảm bảo canh tác lúa lâu bền. 

Gần đây, quản lý tổng hợp lúa còn gọi là “Rice Check” hay “Kiểm Tra Lúa”, xuất phát từ châu úc, đang bắt đầu được các chuyên gia lúa gạo ở trên thế giới chú ý đến. Kiểm Tra Lúa là sự kết hợp hai phương pháp quản lý nêu trên và các công tác trồng lúa khác được từng nhóm nông dân thực hiện trong tinh thần tích cực tham gia, quan sát theo dõi và hậu kiểm để cải tiến (vụ sau). Từng nhóm nông dân tập họp nhau để thảo luận, trao đổi và đánh giá các công tác mùa màng từ lúc trước khi khởi vụ mùa, trong khi sau vụ mùa để rút ra ưu và khuyết điểm cho cải tiến canh tác về sau, dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên khuyến nông. Hiện nay, một số nước như Brazil, Colombia, Venezuela, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã thử nghiệm có kết quả khích lệ kỹ thuật Kiểm Tra Lúa và bắt đầu áp dụng. Dĩ nhiên, đây là một phương pháp quản lý tổng hợp mới xuất hiện còn cần theo dõi và quan sát để sửa đổi, tu chỉnh cho thích hợp với từng địa phương (Xem chi tiết ở Chương 15: Thu Hẹp Khoảng cách Năng Suất Lúa).

 

4.3.2.     Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thâm canh sản xuất lúa gạo ở châu á đã và đang làm phương hại đến môi trường ở một số quốc gia, chẳng hạn khai thác thâm canh Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên ở Miền Nam Việt Nam đã tạo lũ lụt trầm trọng và thường xuyên cho các vùng này. Sự sử dụng thái quá các hóa chất nông nghiệp đã gây ô nhiễm nước, hại sức khoẻ con người ở nhiều nơi. Khai thác tích cực các hệ thống tưới tiêu đã gây úng thủy ở các vùng thấp của miền có khí hậu ẩm ướt, và đất hóa mặn ở các các vùng nóng và khô khan, như miền tây bắc Ấn Độ (Punjab) và Pakistan. Sau nhiều năm có được năng suất cao, đất đai bị kiệt quệ chất dinh dưỡng, nếu các kỹ thuật không được áp dụng đúng theo khuyến cáo. Hơn nữa, ảnh hưởng tai hại đến tình trạng khí hậu thế giới cũng đang được nhiều giới quan sát lo ngại.  

Những đồng ruộng nước ngập là nguồn gốc phát ra khí methane, trong khi dùng các loại phân có chứa chất đạm sản xuất chất khí nitrous oxide - hai chất này là những khí nhà kiếng có liên hệ đến hiện tượng nóng bức địa cầu. Cho nên, bảo vệ môi trường là công tác hết sức quan trọng cho cả hiện tại và tương lai. Các hoạt động quản lý vụ mùa phải sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên quý báu, không làm nguy hại đến môi trường một cách không cần thiết. Trong hai thập niên vừa qua, FAO đã cổ động thế giới dùng đến phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM). Phương pháp này giúp nông dân quan sát theo dõi kỹ lưỡng xuất hiện của các loại sâu và bệnh quan trọng ở ngoài đồng để có những biện pháp can thiệp đúng lúc hầu giảm thiểu sử dụng các thuốc sát trùng nguy hiểm. Gần đây, cơ quan này còn khuyến khích các nước trồng lúa áp dụng kỹ thuật Kiểm Tra Lúa (Rice Check), phương pháp này bao gồm cả IPM, INM (quản lý tổng hợp dinh dưỡng) và các phương pháp canh tác tổng hợp được thực hiện có hệ thống, với sự tham dự và hợp tác giữa nông dân, khuyến nông và khảo cứu. 

Khai thác đất đai bừa bãi là nguyên do chính gây ra thoái hóa đất và kiệt quệ dinh dưỡng. Những nhà kế hoạch nông nghiệp và sử dụng đất đai ở cấp trung ương và địa phương nên tổ chức các cuộc thăm dò và nghiên cứu về nguồn tài nguyên đất đai trong nước, với sự tham gia của nông dân địa phương ở vào thời kỳ sớm nhứt của kế hoạch phát triển. Tình trạng an ninh về chế độ đất đai và lựa chọn các kỹ thuật thích ứng, gồm có sự bảo tồn và quản lý đất đai hợp lý nên được chú ý đến trong sản xuất lâu dài. Đô thị hóa, kỹ nghệ hóa nhanh và áp lực dân số đã khích lệ nông đân đi tìm khai thác các vùng đất biên tế để tăng gia sản xuất lúa gạo cho sự sống còn của gia đình. Cho nên, các loại đất như đất phèn và mặn, ngay cả đất than bùn cũng được cày cấy và năng suất thu hoạch không cao. Vì áp lực dân số quá cao ở vùng Java, Indonesia đã và đang khai thác hàng triệu ha đất mặn ở đảo Kalimantan, Ecuador, Guinea và Guinea-Bissau để trồng lúa. Việt Nam trồng lúa trên đất than bùn ở U- Minh, trên đất phèn ở Đồng Tháp Mười và khu Tứ Giác Long Xuyên ở Nam Bộ. 

Gần đây, sản xuất lúa gạo đã bước vào kỷ nguyên khan hiếm và cạnh tranh nước tưới ngày càng lớn với các khâu kỹ nghệ hóa và đô thị hóa. Nhu cầu đòi hỏi nước cho nông nghiệp, gia dụng, kỹ nghệ, năng lượng và môi trường được ước đoán tăng gia đến 35% từ bây giờ cho đến 2020. Tỉ lệ của nước dùng cho tưới tiêu đã bị giảm sút từ 72% xuống 62% khi số lượng nước được chuyển đổi cho các sử dụng có giá trị cao hơn (Baker et al., 2000). 

            Khoảng 60% diện tích tưới tiêu của thế giới ở vùng châu á và 80% của diện tích này đã dành cho sản xuất lúa gạo. Mặc dù khí hậu gió mùa mang đến châu á khối lượng nước đồi dào, các biến đổi vũ lượng hàng năm và nhu cầu tăng gia của các ngành nghề phi nông nghiệp đang dẫn đến thiếu hụt tại những nơi được cung cấp nước đồi dào, đặc biệt vào mùa khô. Có tiên đoán cho bết rằng châu á sẽ thiếu hụt nước vào 2025. Cho nên cần phải cải tiến nhiều hơn nữa hiệu năng sử dụng nước, qua khai thác các kỹ thuật kiểm soát nước, cách quản lý vụ mùa, với nhấn mạnh cải thiện di truyền của cây lúa sử dụng ít nước như cây bắp và lúa mì. 

            Sử dụng các giống lúa hiện đại và suy giảm lợi tức kinh tế của các giống lúa này là những lý do chính yếu làm xói mòn di truyền trong nông nghiệp, trong khi đó các giống lúa cổ truyền dần dần bị thay thế và biến mất. Cho nên, cần phải động viên các nguồn tài nguyên cần thiết cho quản lý bảo trì đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ thống sinh thái trong nước. Các nỗ lực của các nước trên thế giới cũng như bản xứ cần phải hướng về công tác thu thập, đánh giá, sử dụng và bảo quản các loài cây cỏ và muôn thú. Đối với lúa gạo, công tác thu thập và đánh giá các giống lúa dại rất thiết yếu cho tiềm năng sử dụng tương lai, ngoài thu thập gen và lập bản đồ gen của cây lúa, nhằm chủ yếu củng cố cải tiến vụ mùa.  

4.4.                  Bảo vệ thu hoạch và sáng tạo sản phẩm có thêm trị giá cao

Sự mất mát lúa gạo có thể xảy ra trước và sau khi thu hoạch. Những cuộc khảo sát của cơ quan FAO cho biết rằng nông dân thường mất đi từ 10 đến 37% số lượng lúa thu hoạch. Thất thoát lúa gạo nhiều nhứt thường xuyên xảy ra trong khi thu hoạch giữa mùa mưa do thiếu các phương tiện phơi sấy và tồn trữ. Những nông dân nghèo có khuynh hướng khai thác các phương pháp cần nhiều sức lao động trong công việc gặt hái, phơi sấy, đập lúa bằng tay, quạt lúa và các phương tiện tồn trữ thô sơ; nên đóng góp phần lớn vào thất thoát lúa. Huấn tập các nông dân và cung cấp tín dụng để áp dụng các kỹ thuật cho đập, sấy, tồn trữ và xay chà ở thôn quê rất cần thiết để giảm bớt mất mát sau khi thu hoạch lúa. Ngoài ra, dùng các giống lúa chịu được gặt hái muộn (ít hạt rơi) có thể giúp nông dân có đủ thời gian làm cho hạt lúa chín hơn (ít ẩm độ) ở ngoài đồng. 

      Một phương cách khác có thể làm tăng lợi tức kinh tế của nông dân trồng lúa là cổ động họ hoàn toàn sử dụng các thành phần sinh học của cây lúa, từ rơm rạ cho đến vỏ trấu, cám, tấm. Chẳng hạn, dùng rơm rạ để sản xuất nấm rơm, năng lượng; vỏ trấu để chế trạo chất silicon, năng lượng chạy máy phát điện; tấm cám để nuôi gia súc, chế biến dầu ăn; gạo tấm để làm tinh bột, các sản phẩm ăn nhanh như bún, cơm sấy, crispy…(Xem thêm Chương 11: Sử Dụng Cây Lúa và Phó Sản Gạo). 

4.5.      Phát triển nguồn nhân lực, thông tin và hợp tác

Các nước trồng lúa trong vùng châu á cần có chương trình và kế hoạch hành động cho giai đoạn chuyển tiếp sắp tới khi nền kinh tế và công nghệ phát triển nhanh. Trong tương lai, chắc chắn rằng vùng này sẽ đa dạng hóa nền nông nghiệp, không còn giữ lại những mô hình độc canh lúa như đã thấy trong thế kỷ XX và về trước. Ngành sản xuất hiện nay đang hướng theo kinh tế thị trường, nghĩa là phải có hiệu năng cao, chất lượng tốt, dịch vụ khéo léo và mau lẹ, và cuối cùng dĩ nhiên lợi tức kinh tế phải cao để cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ngay cả giữa các sản phẩm trong nội địa. Do đó, nông dân cần phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, thành phần nông dân hiện giờ thường có trình độ ở tiểu học hoặc thấp hơn, nhiều người còn không có dịp đến trường học. Nên họ cần phải được huấn luyện tối thiểu trong ngành nghề chuyên môn của mình hoặc qua các lớp học chuyên môn ngắn hạn. Công tác khuyến nông mềm dẽo và hữu hiệu và nhiệt tâm của các nhà nước rất quan trọng về diện này. 

Theo đề nghị của FAO (1999) và IFAD (2001), các nước trồng lúa cần có kế hoạch tập huấn nông dân hiện giờ và tương lai để sửa soạn cho sự chuyển đổi cơ cấu và tiến hóa của ngành trồng lúa ở châu á cho thích nghi với nền kinh tế tiến bộ trong thời gian từ 2010 đến 2030, trong các lãnh vực như sau: 

·         Quản lý các loại lúa mới và các màu khác, gồm cả cây có dầu và cây sản xuất thực phẩm chăn nuôi và có lẽ các loại màu cung cấp năng lượng sinh học, được trồng luân canh hoặc xen kẽ với lúa;

 

·         Các loại gia súc và các loại thú nhai lại (trâu, bò), dùng các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, sinh sản, sức khoẻ và vệ sinh; và

 

·         Quản lý các hiện tượng phức tạp trong hệ thống nông nghiệp tổng hợp, gồm cả phương diện tài chánh, trị giá gia tăng và thị trường.    

 

Tại các nước có nền kinh tế và kỹ nghệ phát triển mạnh, tuổi bình quân của nông dân thường cao, còn gọi là thế hệ tóc muối tiêu, vì lớp thanh niên di cư từ nông thôn vào các thành thị lớn để tránh xa ngành nông nghiệp kém lợi tức và các công việc đồng áng vất vả. Do đó, hiện tượng này có nhiều ảnh hưởng đến tiến bố, hiệu năng và sản xuất của nền nông nghiệp trong vùng. 

Phổ biến thông tin: Truyền thông là phương tiện hữu hiệu để đưa ánh sáng văn minh, các kỹ thuật tân tiến vào thôn ấp; nên các mạng lưới thông tin nông nghiệp cần phải trải rộng khắp nông thôn và sẵn sàng để nông dân và các giới liên hệ sử dụng. Đã vào thế kỷ XXI, các mạng lưới Internet phải được sử dụng triệt để các lợi ích to lớn của chúng và cần đưa về tận nông thôn để giúp người dân mở mang kiến thức phổ thông cũng như kỹ thuật, kinh tế, đồng thời giúp họ thấu hiểu diễn biến hiện trạng của thị trường và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương, nội địa và quốc tế. 

Hợp tác giữa các quốc gia trong vùng để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức quản lý, điều hành và kỹ thuật và với các cơ quan cấp vùng và quốc tế để được hướng dẫn, tham vấn và giúp đỡ về kỹ thuật và các phương tiện vật chất. Hiện nay, trong vùng và trên thế giới có các tổ chức rất hữu ích cho phát triển nông nghiệp của vùng mà nhiều quốc gia chưa biết tận dụng: 

§  Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI)

§  Ngân Hàng Phát Triển á Châu (ADB)

§  Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN)

§  Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO)

§  Ngân Hàng Thế Giới (WB)

§  Quỹ Quốc Tế Phát Triển Nông Nghiệp (IFAD)

§  Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới (WFP)

§  Viện Nghiên Cứu Chính Sách Thực Phẩm Quốc Tế (IFPRI)

§  Viện Tài Nguyên Di Truyền Thảo Mộc Quốc Tế (IPGRI)

§  Nhóm Tham Vấn Về Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế (CGIAR)

§  ...

 
5.      Các quốc gia sản xuất lúa quan trọng ở châu Á

Mười nước sản xuất lúa quan trọng ở châu Á, theo thứ tự: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Nhựt Bổn và Pakistan.  

Trung Quốc là một lục địa lớn trải dài từ miền ôn đới ở phía bắc đến cận nhiệt đới ở phía nam, nằm giữa vĩ tuyến 18 o và 54oN và kinh tuyến 73 o và 135 oE, và có 1, 3 tỉ người với 66% ở nông thôn. Lợi tức hàng năm của mỗi đầu người (GNI: Gross national income hay còn gọi GNP: Gross national product) là 1.290 đô la trong 2004 (World Bank, 2005). Lúa gạo là thức ăn căn bản, ngoài lúa mì, thịt, bắp và khoai. Trong khi nền kinh tế phát triển nhanh, khẩu phần gạo của mỗi đầu người giảm xuống dần từ 93 kg gạo trong 1990 còn 83 kg trong 2002 (FAOSTAT, 2004). 

Lúa canh tác có hai loại chính - lúa japonica ở vùng ôn đới (độ 13% sản lượng) và lúa indica ở vùng cận nhiệt đới. Lúa được sản xuất nhiều nhất ở lưu vực sông Dương Tử và lúa tưới tiêu chiếm 99% diện tích lúa quốc gia. Từ lâu nước nầy có chủ trương tự túc lúa gạo và không muốn trở thành xứ xuất khẩu lớn, mặc dù có khả năng cao. Vì vậy, trong 30 năm qua, diện tích trồng lúa đã giảm sút liên tục từ 34,5 triệu ha trong 1980 xuống 28 triệu trong 2004, nhờ vào chương trình cải tiến năng suất với lúa cao năng và phát triển lúa lai; do đó họ để dành đất đai cho các phát triển khác gồm cả nông nghiệp có trị giá cao. Trong 1995, lúa lai được trồng trên 50% tổng số diện tích lúa (31 triệu ha), với năng suất bình quân 6,5 t/ha, và trở nên nước tiên phong trong áp dụng kỹ thuật mới này. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lúa nhứt thế giới trong nhiều thế kỷ vừa qua và tiếp tục đến nay. Năm 2004, nước này sản xuất 187 triệu tấn lúa hay 30% tổng sản lượng thế giới và năng suất bình quân là 6,3 t/ha. Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư lớn trong phát triển ngành công nghệ sinh học, tin học và công nghệ cấp cao. Họ đã hoàn thành bản đồ genome đầu tiên của cây lúa (loại indica) vào năm 2002.  

Ấn Độ là một bán đảo lớn ở giữa vĩ tuyến 8,4o và 37,6 oN và kinh tuyến 68,7 o và 97,2 oE, với dân số lớn vào hàng thứ hai trên thế giới độ 1,05 tỉ người, mà dân nông nghiệp chiếm 53% trong 2002. Lợi tức của mỗi đầu người là 620 đô la trong 2004. Thức ăn chính là lúa gạo và lúa mì, với khẩu phần gạo hàng năm tăng từ 68 kg/người trong 1970 lên 83 kg/người trong 2002 (FAOSTAT, 2004). Ấn Độ là nước trồng lúa indica lớn nhứt thế giới trên 43 triệu ha và sản xuất 124 triệu tấn lúa hay 20% tổng sản lượng thế giới (sau Trung Quốc), nhưng năng suất bình quân thấp chỉ 3 t/ha trong 2004. Trong 43 triệu ha lúa, 46% lúa tưới tiêu, 28% lúa ngập nước trời, 14% lúa ngập nước thường xuyên và 12% lúa rẫy (FAO Riceinfo, 2004). Ngành trồng lúa chịu ảnh hưởng của gió mùa.           

Trong nửa thế kỷ vừa qua, Ấn Độ đã phát động 3 chiến dịch quan trọng nhằm tăng gia sản xuất lúa để tiến đến tự túc lúa gạo trong nước. Chương Trình Thâm Canh Nông Nghiệp Cấp Huyện được tổ chức từ 1965 đến 1968 để khuyến khích nông dân trồng lúa và lúa mì, dùng giống cao năng và phân hóa học để tăng năng suất của ruộng tưới tiêu. Đồng thời nước này cũng phát động Chương Trình Trình Diễn Quốc Gia, nhờ đó 45% diện tích lúa được trồng với giống cao năng trong 1980/1981. Vào 1977, một chương trình khuyến nông rất nổi tiếng thế giới gọi là Hệ thống Tập Huấn-Và-Tham Quan (training-and-visit hay TV) được phát động mạnh mẽ trong thời gian Cuộc Cách Mạng Xanh bùng phát ở Châu Á và thế giới, dưới yễm trợ tài chính của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện nay, họ đang cổ võ áp dụng phương pháp trình diễn khu vực (Block demonstration). 

Năng suất lúa của nước này đang được cải tiến hàng năm do phát triển hệ thống tưới tiêu, dùng nhiều phân hóa học và giống lúa cao năng, lúa lai. Ấn Độ cũng rất đặc biệt quan tâm đến phổ biến kỹ thuật trồng lúa lai và hiện nay đã trồng được gần 300.000 ha, nhưng vấn đề sử dụng kỹ thuật và công tác khuyến nông cần được đẩy mạnh nhiều hơn. Năm 2002, nước này xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo và đứng vào hàng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Ấn Độ cũng nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu lúa thơm Basmati. 

Indonesia có hơn 13.000 đảo, trải dài từ bắc xuống nam bán cầu, qua đường xích đạo và nằm giữa hai vỉ tuyến 6oN  và 11oS . Những đảo lớn như Sumatra, Kalimantan, Irian Jaya, Sulawesi và Java. Dân số lớn vào hàng thứ tư trên giới, với 217 triệu người mà dân nông nghiệp chiếm 43%. Lợi tức mỗi đầu người là 1.140 đô la trong năm 2004. Lúa gạo là thức ăn chính của nước, ngoài khoai và bắp, tiêu thụ 148 kg gạo/người/năm trong 2002 (FAOSTAT, 2004). 

 Lúa được trồng nhiều nhứt ở đảo Java trong điều kiện tưới tiêu và có năng suất bình quân 5 t/ha. Mùa mưa nhiều nhứt từ tháng 11 đến tháng 3, và vũ lượng từ 1.000 đến 5.000 mm, bình quân 1.500 mm. Có ba loại lúa chính: lúa tưới tiêu (54%), lúa ngập nước trời (35%) và lúa rẫy (11%) (FAO Riceinfo, 2004). Ngoài loại lúa indica phổ thông, nuớc Indonesia còn có lúa javanica hay Bulu, được gọi là lúa japonica nhiệt đới. Vào 2004, nước này sản xuất 54 triệu tấn lúa trên 12 triệu ha và năng suất bình quân là 4,5 t/ha. 

Indonesia là nước nhập khẩu gạo thường xuyên và lớn nhứt thế giới, từ 1-2 triệu tấn gạo hàng năm. Vì thế, chính phủ của nước này đã đặt chỉ tiêu tự túc lúa gạo trong nhiều thập niên qua, với những nỗ lực tích cực trong thiết lập chính sách quốc gia về lúa gạo, qui định giá cả, phát động những chương trình sản xuất lúa gạo đặc biệt, cung cấp nhập lượng trợ nông (hạt giống, phân hóa học và thuốc sát trùng), cung cấp tín dụng, cải tiến công tác khuyến nông và phát triển khảo cứu cùng khuyến khích nông dân tham gia. Đặc biệt hơn hết là chương trình BIMAS/INMAS vào 1967, BIMAS cải tiến bắt đầu từ 1970 và thêm vào kế hoạch thâm canh INSUS từ 1979, nhằm tạo điều kiện dễ dàng để nông dân tăng gia sản xuất lúa. Năng suất lúa đã tăng gấp đôi và ba, từ 1,7 t/ha trong 1961 lên 3,3 t/ha trong 1980 và 4,5 t/ha trong 2003. Nước này đã đạt được tự túc lúa gạo trong vài năm và giữa thập niên 1980s, sau đó vì dân số tiếp tục gia tăng, nên phải nhập khẩu gạo cho đến ngày nay. Hiện nay, Indonesia đang đẩy mạnh chương trình thâm canh hóa, phát triển lúa lai và canh tân hóa ngành nông nghiệp gồm cả lúa gạo. 

Nước này cũng nổi tiếng về thành công trong chương trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) đầu tiên trên thế giới, với hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan FAO và Ngân Hàng Thế Giới; nhờ đó chường trình này đã thu hút các nước láng giềng tham gia như Philippines, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka,...(Xem Chương 9: Bảo Vệ Lúa Tổng Hợp).  

Bangladesh là một nước có ít núi đồi và nhiều đồng bằng thấp, nằm trong vịnh Bengal, nhưng bị ngập lụt hàng năm. Là một nước đông dân và nghèo, Bangladesh có dân số độ 143 triệu người mà dân nông nghiệp chiếm 54%, với mật độ dân số cao 970 người/km2 (diện tích 147.570 km2) và lợi tức mỗi đầu người là 440 đô la trong 2004. Lúa gạo là nguồn năng lượng chính, ngoài lúa mì, với khẩu phần 164 kg gạo/người/năm trong 2002 (FAOSTAT, 2004).  

Bangladesh có khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông xuống đến 7-8oC, chịu ảnh hưởng của gió mùa, với vũ lượng từ 1.200 đến 2.500 mm. Canh tác lúa chiếm 74% diện tích trồng trọt trong nước và thâm canh 2 hoặc ba vụ mỗi năm: mùa lúa Aus (Xuân-hè), mùa lúa chính Aman (cấy hoặc gieo sạ) (Hè-thu) và mùa lúa Boro (Đông-xuân). Về phương diện môi sinh, có 4 loại lúa: lúa tưới tiêu, lúa rẫy, lúa ngập nước trời và lúa nước sâu (lúa nổi) gồm cả lúa nước mặn. Lúa cao năng chiếm 95% lúa Boro, 60% lúa cấy Aman và 40% lúa Aus (IRRI et al., 2002). Lúa được trồng luân canh với lúa mì, bắp, rau cải, mù tạt,... Hệ thống canh tác lúa-lúa mì rất phổ biến vào mùa đông-xuân. 

Trong thập niên 1990s, Bangladesh đã đưa ra nhiều chánh sách làm kích thích tăng gia sản xuất lúa gạo trong nước, trong đó có chương trình máy bơm giếng nước miễn thuế nhập khẩu đã đưa quốc gia từ thiếu đói đến tự túc lúa gạo. Bình quân nước này nhập khẩu độ 500.000 tấn gạo mỗi năm. Ngoài chính sách yễm trợ tín dụng cho nông dân nghèo, hạt giống tốt và phân hóa học, chương tình thủy lợi đã làm tăng diện tích tưới tiêu từ 2,9 triệu ha trong 1990 lên 4,6 triệu ha trong 2004, hay 3,7% mỗi năm; năng suất tăng từ 2 t/ha lên 3,4 t/ha và sản lượng tăng từ 26,8 triệu tấn lên 38 triệu tấn lúa trong cùng thời gian nêu trên.     

Việt Nam nằm dài từ vĩ tuyến 8o đến 23 oN, có dân số hơn 82 triệu người mà dân nông nghiệp chiếm 66%, với lợi tức mỗi đầu người là 550 đô la trong 2004. Lúa gạo là thức ăn căn bản, với nhân khẩu gia tăng từ 157 kg trong 1970 lên 169 kg gạo/người/năm trong 2002 (FAOSTAT, 2004). Khí hậu ẩm ướt vào mùa mưa, chịu ảnh hưởng của gió mùa và trở nên khô khan vào mùa nắng. Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông rõ rệt, nhiệt độ xuống thấp đến 10 oC. Miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng. Miền Trung có khí hậu chuyển tiếp của hai miền nêu trên. Vào mùa gió mùa, có nhiều bão lụt ở miền Bắc và Trung, trong khi đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam thường hay bị lũ lụt.  Vụ lũ lụt năm 2000 nặng hơn hết, với 400 người thiệt mạng mà đa số là trẻ con.  

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia lúa gạo và khảo cổ thế giới, Việt Nam có thể là một trong nhiều trung tâm nguồn gốc lúa trồng lâu đời ở Châu Á. Cho nên, cây lúa trồng có thể xuất hiện ở nước này cách đây 10.000 năm hoặc xa hơn, trong nền văn hóa Hòa Bình. Việt Nam có nền văn minh lúa cạn vào thời kỳ văn hóa Bắc Sơn cách đây 5.000-6.000 năm và nền văn minh lúa nước vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây 1.700-2.500 năm. Phát triển lúa gạo ở Việt Nam gắn liền với cuộc nam tiến của dân tộc, cho nên chú trọng đến khai khẩn đất đai, đẩy mạnh công trình thủy lợi. Cuộc Cách Mạng Xanh xảy ra từ 1968 và còn kéo dài đến hôm nay, đã làm sản xuất tăng gia hàng năm hơn 6% mỗi năm trong vòng 30 năm qua và biến nước này từ nhập khẩu sang xuất khẩu gạo vào hàng thứ nhì trên thế giới. Năng suất lúa cải tiến từ 0,5 t/ha vào đầu thế kỷ I lên 1,2 t/ha vào đầu thế kỷ XX, 2 t/ha trong 1960s và 4,8 t/ha trong đầu thế kỷ XXI (2004). Hiện nay, lúa cao năng đã chiếm hơn 80% diện tích trồng lúa trong nước. Vào 2004, Việt Nam sản xuất 36 triệu tấn lúa trên 7,4 triệu ha, so với dưới 1 triệu ha vào giữa thế kỷ XIX.  Tỉnh trồng lúa nhiều nhứt là An Giang. 

Lúa gạo là thức ăn chính của Việt Nam, nên được sản xuất khắp nước từ hai đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, dọc theo bờ biển Trung bộ và trên miền đồi núi Tây Nguyên và thượng du Bắc Bộ. Cho nên, có 5 hệ thống sinh thái trồng lúa chính: lúa tưới tiêu (65%), lúa ngập nước trời (25%), lúa nước mặn, lúa nổi (5%) và lúa rẫy (5%). Lúa nổi đã giảm sút rất nhiều và bị thay thế bằng hai vụ lúa tưới tiêu có năng suất 5-6 t/ha. Sản xuất lúa lai đứng vào hàng thứ hai sau Trung Quốc, với 0,5 triệu ha trong 2003 và năng suất bình quân 6,5 t/ha, làm tăng đáng kể sản lượng lúa, chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng và một ít tỉnh ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Tùy theo khí hậu, Việt Nam có 3 mùa lúa: lúa mùa, lúa đông-xuân và lúa hè-thu; nhưng gần đây chuyển đổi cơ cấu trồng lúa xảy ra mạnh mẽ từ Bắc xuống Nam, làm giảm sút vụ lúa mùa và tăng gia vụ lúa đông-xuân và hè -thu. ở Nam Bộ, lúa sạ thay thế hầu hết lúa cấy; hiện tượng này đang lan rộng dần từ Nam ra Bắc. Lúa được trồng hai hoặc ba vụ mỗi năm. ở đồng bằng sông Hồng, hệ thống lúa-lúa, lúa-ngô-lúa, lúa-khoai tây rất phổ biến.  ở bờ biển miền Trung, hệ thống lúa-lúa trong vùng tưới tiêu và lúa-các màu phụ như đậu xanh, mè, khoai ngọt,...trong vùng lúa ngập nước trời. ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống lúa-lúa, lúa-lúa-lúa và lúa-hoa màu phụ rất phổ thông. Gần đây, hệ thống lúa-tôm và lúa-rau cải chung quanh các thành phố lớn trở nên quan trọng. 

Việt Nam cần có chính sách lúa gạo thích hợp, mềm dẽo nhằm thúc đẩy nhiều hơn nữa sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, nhứt là đồng bằng sông Cửu Long, dành đất đai cho phát triển công nghệ và nông nghiệp có giá trị cao, như đã thấy ở Trung Quốc. Chính sách xuất khẩu nhiều lúa gạo chỉ có giá trị kinh tế hữu ích khi chính sách này thực sự giúp nông dân nâng cao giá trị sức lao động và mức sống cải tiến của họ để bắt kịp với thành thị. 

Thái Lan là một nước sản xuất lúa gạo lớn, nằm ở giữa vĩ tuyến 5o và 21 o, chịu ảnh hưởng của gió mùa, với dân số 62 triệu người và lợi tức hàng niên của mỗi đầu người là 2.540 đô la vào 2004. Mặc dù Thái Lan đứng vào hàng thứ sáu của các nước sản xuất lúa, nhưng là một nước xuất khẩu hạng nhứt thế giới trong hơn 70 năm qua, vì dân số ít hơn 5 nước kia và diện tích trồng lúa khá lớn với 11 triệu ha. Năm nước đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangldesh và Việt Nam.  Mức tiêu thụ gạo hàng năm của mỗi đầu người của Thái Lan đang giảm dần từ 150 kg trong 1970 xuống 110 kg trong 1990 và 103 kg trong 2002 (FAOSTAT, 2004), nhờ vào đời sống kinh tế được cải tiến; người dân ăn nhiều thịt cá, rau đậu và bớt đi cơm gạo. Dù thế, nước này vẫn còn chú trọng đến ngành sản xuất lúa gạo trong nước, với sự yễm trợ khá mạnh mẽ cho cả giới sản xuất và xuất khẩu để cải thiện đời sống nông thôn, mà dân số chỉ còn chiếm 47%. Từ đầu thập niên 1980s, nước này phát động chiến dịch canh tân và cải tiến ngành trồng lúa qua hai chương trình chủ yếu : cơ giới hóa nông nghiệpđa dạng hóa trồng lúa. Do đó nông cơ đã tăng khá nhanh từ sử dụng 18.000 máy kéo trong 1980 lên 58.000 chiếc trong 1990 và 220.000 chiếc trong 2002.           

Tầm mức quan trọng của lúa gạo ở Thái Lan được thể hiện qua Lễ Hội Cày Hoàng Gia được tổ chức hàng năm vào tuần trăng thứ sáu (khoảng tháng 5) rất trọng thể trước Đại Sảnh Đường ở Bangkok, dưới sự chủ trì của nhà vua. Hội lễ này đã có từ 700 năm qua và còn tiếp tục đến nay, tương tự như lễ Tịch Điền ngày xưa của Việt Nam vậy.  

Lúa được trồng ở hầu hết các tỉnh trong nước, chiếm 55% tổng số đất đai canh tác. Về mặt địa lý, lúa được trồng ở các vùng chính: Miền đông bắc, đồng bằng trung tâm, vùng miền bắc (có lúa rẫy và lúa ngập nước trời) và vùng miền nam (có lúa nước sâu). Các hệ thống trồng lúa chính gồm có lúa ngập nước trời, lúa tưới tiêu, lúa nước sâu và lúa rẫy. Hơn 50% diện tích trồng lúa ở miền đông bắc Thái Lan, nhưng đồng bằng trung tâm được xem là “nôi lúa gạo” của nước này. Thái Lan rất nổi tiếng với lúa thơm như Khao Daw Mali 105, lúa Jasmine 87 ở vùng đông bắc. Lúa nếp chiếm 30%  sản lượng của nước nhằm cung ứng cho nhu cầu của người dân gốc Lào ở vùng đông bắc Thái và để xuất khẩu. Hai loại lúa này được trồng vào mùa mưa, với các giống lúa cổ truyền cao giàn. Lúa tưới tiêu được trồng với các giống lúa cao năng nửa lùn, chủ yếu vào mùa khô. Canh tác lúa ở các vùng thuộc Đồng Bằng Trung Tâm rất thâm canh với phương pháp gieo thẳng, sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc diệt cỏ dại và cơ giới hóa, trong khi các vùng khác vẫn còn dùng nhiều sức lao động trong các hoạt động cày cấy và chăm sóc ruộng lúa.  

Sản lượng lúa của Thái Lan ngưng trệ trong hai thập niên 1970s và 1980s với 17 triệu tấn và tăng gia đến 25 triệu tấn trong 2004 vì phát triển chương trình dẫn thủy nhập điền làm tăng từ một lên hai vụ và diện tích thu hoạch. Trong cùng thời gian năng suất tăng từ 1,9 lên 2,4 t/ha. Năng suất lúa của Thái Lan còn quá thấp so với Trung Quốc (6 t/ha), Việt Nam (4,6 t/ha), Indonesia ( 4,5 t/ha) vì 70% tổng diện tích trồng lúa (10 triệu ha) còn nhờ nước trời. 

Myanmar, trước kia gọi là nước Miến Điện, là một liên bang gồm nhiều sắc dân: Miến Điện, Shah, Rakhine, Mon, Kachin, Chin, Kayah và Kayin, nằm giữa hai vĩ tuyến 10o và 29o N và kinh tuyến 92 o và 101o E. Dân số độ 49 triệu người mà 70% là thành phần nông dân và lợi tức hàng năm của mỗi đầu người ước độ 825 đô la trong 2004. Myanmar phần lớn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới và độ một phần ba ở phía bắc có khí hậu cận ôn đới, vũ lượng từ 700 (đồng bằng trung tâm và vùng khô khan) đến 6.000 mm từ tháng 5 đến tháng 10, bị ảnh hưởng gió mùa tây nam. Thức ăn chính là lúa gạo, dầu và các loại đậu, với khẩu phần gạo 204 kg/người/năm trong 2002 (FAOSTAT, 2004). 

Vốn là một nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới cho đến cuối thập niên 1940s (3,2 triệu tấn gạo vào 1940-41), Myanmar là một nước có tiềm năng sản xuất lúa gạo lớn ở châu Á. Đến 1961, nước này còn xuất khẩu độ 1,6 triệu tấn gạo. Từ đó đến nay, chỉ còn xuất khẩu hàng năm từ khoảng 200.000 đến 1.000.000 tấn gạo mà thôi. Thật vậy, vào thập niên 1960s và 70s, sản xuất gạo ngừng đọng với 7-8 triệu tấn lúa mỗi năm và chỉ bắt đầu tăng gia cải tiến từ đầu thập niên 1980s (13 triệu tấn lúa) đến nay (23 triệu tấn), nhờ vào các chương trình thủy lợi, sử dụng giống cao năng và phân hóa học. Diện tích lúa thu hoạch cũng gia tăng từ 4,8 triệu lên 6 triệu ha trong thời gian từ 1980-2004, hay 1,6 % mỗi năm. Năng suất bình quân đã tăng từ 2,7 lên 3,8 t/ha trong cùng thời gian nêu trên. Nếu chính phủ có một chích sách thỏa đáng, hữu hiệu hơn, Myanmar có thể trở lại địa vị xuất khẩu trước kia của mình mau chóng hơn, vì dân số còn tương đối ít, đất đai khả canh lớn và nhiều nguồn nước thiên nhiên chưa được khai thác triệt để. Lúa được trồng phần lớn ở châu thổ sông Ayeyarwady, sau đó tỉnh Bago, Yangon và và một số tỉnh và tiểu bang khác. Đến nay, khoảng 75% diện tích trồng lúa nhờ nước trời và độ 25% được tưới tiêu. Có 4 loại lúa trồng hiện nay: lúa tưới tiêu (ở Mandalay, Sagaing và tiểu bang Shan), lúa ngập nước trời (60%), lúa nước sâu (10%) ở vùng châu thổ và bờ biển, và lúa rẫy (ở vùng đồi núi của bang Shan, 5%) (FAO Riceinfo, 2004).  

Philippines là một nước có 7.100 đảo với dân số 80 triệu người. Hai đảo lớn nhứt là Luzon và Mandanao.  Luzon là đảo sản xuất lúa gạo lớn nhứt trong nước. Nước này là một xứ nông nghiệp với GNI của mỗi đầu người 1.170 đô la trong 2004. Lúa gạo là thức ăn chính, bình quân nhân khẩu là 105 kg lúa/người/năm trong 2002 (FAOSTAT, 2004). Cho nên, chính phủ của nước này luôn luôn có chính sách và nỗ lực tiến đến tự túc lúa gạo trong nước, bằng cách cải thiện năng suất với các giống lúa cao năng và lúa lai, đồng thời phát triển mạnh hệ thống tưới tiêu vào mùa hè. Diện tích tưới tiêu đã tăng từ 826.000 ha trong 1970 lên 1.550.000 ha trong 2002. Do đó, diện tích trồng lúa của Philippines đã tăng 3 triệu ha lên 4 ha trong thời gian từ 1961-2003. 

Nước Philippines đã đạt được mục tiêu tự túc trong vài năm mà thôi vào giữa thập niên 1980s nhờ vào cuộc Cách Mạng Xanh, với các chương trình tăng gia sản xuất đặc biệt như Chương Trình Masagana 99 rất thành công, dựa vào kinh nghiệm của các chương tình trước kia như Chương Trình Tự Túc Lúa Gạo tổ chức vào 1966, Dự án Palayanng Bayan trong 1973; làm tăng gia năng suất lúa gắp hai ba lần, từ 1,2 t/ha trong năm 1961 lên 2,2 t/ha trong 1990 và 3,6 t/ha trong 2004. Tuy nhiên, sau đó nước này trở lại vị trí của xứ nhập khẩu gạo thường xuyên, khoảng 500.000 - 800.000 tấn mỗi năm vì dân số gia tăng, kỹ thuật canh tác lúa không tiến bộ hơn thời Cách Mạng Xanh và nhứt là nhiều trận bão lụt (trung bình 30 trận bão) xảy ra hàng năm trong thời kỳ có gió mùa.    

Nhựt Bổn là một quần đảo với 4.000 đảo nhỏ, hướng đông của Trung Quốc, giữa vĩ tuyến 20o và 45o N và kinh tuyến 123o và 46o E. Dân số độ 127 triệu người mà dân nông nghiệp chiếm 3,4% và mức tăng trưởng cỏ vẻ ngưng lại, với lợi tức mỗi đầu người là 37.180 đô la trong 2004. Gạo là thức ăn chính của người Nhựt, nhưng khẩu phần hàng năm đã giảm dần từ 111 kg vào 1961 xuống 73 kg trong 1980 và 58 kg gạo trong 2002 (FAOSTAT, 2004). 

Nước Nhựt Bổn có khí hậu ôn đới ở miền bắc và cận nhiệt đới ở miền nam, cho nên lúa được trồng từ vĩ tuyến 44o  thuộc Hokkaido ở miền bắc, vùng trồng lúa nhiều nhứt trong nước, xuống Kyushu ở miền nam. Vũ lượng hàng năm độ 1.500 - 1.700 mm. Hầu hết lúa được trồng ở điều kiện tưới tiêu. Các hệ thống canh tác gồm lúa-lúa mì, lúa- cỏ gia súc, lúa-rau cải và lúa-màu khác. Mức độ thâm canh cao ở miền nam với khí hậu ấm áp hơn. Có khoảng 200 giống lúa được trồng mà hầu hết là loại lúa japonica, nhưng 10 giống lúa ưa chuộng chiếm đến 67% tổng sản lượng. Hai giống lúa có chất lượng cao (theo tiêu chuẩn của người Nhựt) được ưa chuộng nhiều nhứt, đó là KoshihikariSasanishiki. Diện tích ruộng bình quân của mỗi nông hộ độ 0,8 ha và được cơ giới hóa, ngay cả cấy lúa; do đó, giá thành sản xuất lúa của Nhựt rất cao. Hiện nay, Nhựt có khuynh hướng trồng lúa gieo thẳng, nhưng còn rất giới hạn vì ảnh hưởng chính trị của giới công nghệ. ở miền bắc, các nương mạ thường được che phủ bằng giấy dầu hoặc vinyl. Nông dân dùng phân hóa học rất cao. 

Do chương trình bao cấp của chính phủ quá lớn, lúa được trồng ở khắp nơi trong xứ, từ ruộng thấp đến ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi cao độ 1.900 m; từ những thửa ruộng có vài trăm mét vuông đến hàng chục ha. Trên 80% người dân trồng lúa là nông dân bán thời gian. Nước này đã đạt đến tự túc vào đầu thập niên 1970s và sau đó mức sản xuất hàng năm nhiều hơn nhu cầu nội địa, nhưng không xuất khẩu được vì không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế do giá thành quá cao. Nhựt là nước đạt tiến bộ nhanh và sớm nhứt trong ngành trồng lúa  ở châu á.  Năng suất tăng từ độ 2 t/ha trong thế kỷ XVIII - XIX lên 2,0-2,6, hơn 3 t/ha ở đầu thế kỷ XX, 5,6 t/ha trong 1970 và 6,9 t/ha trong 2004. Vào 2004, Nhựt sản xuất 11 triệu tấn lúa trên gần 1,6 triệu ha ruộng. 

Giai đoạn canh tân xứ sở nổi bậc nhứt dưới đời Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở đầu tiến bộ vượt bực của nước này, gồm cả khu vực nông nghiệp. Trong thời gian nầy (từ 1860s), nông dân sử dụng phân hóa học thay thế phân hữu cơ lâu đời, dùng nông cụ và máy móc để giảm bớt sức lao động, áp dụng khoa học trong nghiên cứu lúa để tăng năng suất, biết dùng giống lúa lùn, phản ứng chất đạm cao. Nhờ quan niệm gen lùn, Tiến Sỹ Norman E, Borlaug (giải Nobel 1970) đã dùng gen lùn của lúa mì Norin 10B của Nhựt để cải tiến sản xuất lúa mì trên thế giới và dẫn đến phát triển các giống lúa cao năng nửa lùn của IRRI ở Philippines và cuộc Cách Mạng Xanh vào thập niên 1970s đến 1990s.  

Pakistan là một nước trong vùng  Nam Á, nằm giữa vĩ tuyến 24o và 37oN và kinh tuyến 63o và 75oE, có khí hậu cận nhiệt đới và khô khan, với dân số 150 triệu người, mà dân nông nghiệp chiếm 50%. Lợi tức hàng năm của mỗi đầu người là 600 đô la trong 2004. Lúa gạo là thức ăn chính vào hàng thứ ba, sau lúa mì và thịt, với khẩu phần hàng năm của mỗi đầu người 18 kg gạo trong 2002 (FAOSTAT, 2004). Bông vải và lúa mì là hai màu chính của Pakistan. 

Lúa được trồng nhiều nhứt ở tỉnh Punjab (59%), Sindh (32%), Balochiistan (5,5%) và vài nơi khác (FAO Riceinfo, 2004). Punjab được xem là vùng rộng lớn “Kalar tract” hay nôi trồng lúa Basmati nổi tiếng thế giới và nằm giữa hai sông Ravi và Chenab. Lúa chỉ trồng một vụ mỗi năm, từ tháng 5 đến 11 và hoàn toàn được tưới tiêu, nhưng năng suất còn thấp vì diện tích lớn được trồng với các giống lúa thơm, chủ yếu Basmati 370. Có nhiều giống lúa Basmati cải tiến có năng suất 4-5 t/ha, nhưng mùi thơm kém đi và giá thấp hơn.  Gạo Basmati có hàm lượng amylose trung bình 20-22%, có hai đặc tính chính là mùi thơm và cơm nở dài. Gạo Basmati sau khi nấu nở dài ra, nhưng hạt vẫn thon và hạt cơm mềm, rời nhau sau nhiều giờ. Sản xuất lúa của Pakistan tăng gia trong những thập niên qua, nhưng còn chậm chạp so với một số nước khác trong vùng, tăng từ 1, 7 triệu tấn trong 1961 lên 4,7 triệu tấn trong 1980 và 7,5 triệu tấn lúa trong 2004. Năng suất bình quân tăng từ 1,3 t/ha lên 2,4  và 3,0 t/ha trong cùng thời gian trên.    


5.         KếT LUậN

Lúa gạo là nguồn năng lượng chính của đa số người châu Á và hơn 90% tổng sản lượng lúa gạo thế giới được sản xuất và tiêu thụ tại vùng này. Nền nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng đang ở trong tình trạng chuyển tiếp, từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống trở mình để dấn thân vào nền kinh tế công nghiệp (Trung Quốc, Đại Hàn, Malaysia và Thái Lan) như đã thấy trong tiến trình văn minh Âu Mỹ vào thế kỷ XIX và đầu XX; và từ nền kinh tế tự túc, tập trung hoặc bán tập trung chuyển qua nền kinh tế tự do (Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar) trong chiều hướng toàn cầu hóa. Các quốc gia cần phải chuẩn bị tinh thần và sửa soạn các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn để sẵn sàng tích cực tham gia vào sân chơi đa cực có nhiều thế lực cạnh tranh, trong quá trình hội nhập trước nhứt ở cấp vùng, để giành thắng lợi cho đất nước tùy theo sở trường và sở đoản của mình. 

Dù sao đi nữa mục tiêu ưu tiên phải làm sao cải tiến đời sống của nông thôn vì nơi đây phần lớn nghèo khó và bị thiệt thòi trong nhiều thế kỷ qua, nhưng các vùng này là những đơn vị căn bản của nền kinh tế và văn minh của nhiều dân tộc. Do đó, cần phải hiện đại hóa và đô thị hoá nông thôn bằng các chính sách thiết thực khuyến khích phát triển kỹ nghệ, thương mãi và các dịch vụ ở xã ấp, nhứt là cần phân chia đồng đều lợi tức quốc gia nhiều hơn cho phát triển nông thôn thay vì thành thị như hiện nay. Các lợi tức thu hoạch được từ nông nghiệp, chẳng hạn xuất khẩu gạo, cá tôm, cây công nghệ, v.v. phải được ưu tiên dùng phát triển đời sống và tiện nghi làng xã để tránh vòng lẩn quẩn nghèo khó ở nơi này. 

Với nền kinh tế của vùng đang trên đà phát triển mạnh, mức tiêu thụ mỗi đầu người giảm dần, nhưng nhu cầu tổng thể vẫn tiếp tục gia tăng vì dân số còn bành trướng mạnh, nhứt là vùng Nam Á, sản xuất lúa gạo vẫn phải gia tăng để kịp đáp ứng nhu cầu thực phẩm đòi hỏi cũng như vấn đề an ninh lương thực quốc gia, bằng thực hiện một số lãnh vực chủ yếu sau: 

(1) Cải tiến năng suất và hiệu năng sản xuất lúa để vừa tăng sản lượng vì đất đai hạn hẹp vừa làm hạ giá thành để nâng cao lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế; 

(2) Cải thiện chất lượng và làm tăng gia giá trị sản phẩm lúa gạo để bành trướng thị trường và tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn; 

(3) Đồng thời phải có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu các tài nguyên thiên nhiên, tránh các lạm dụng bừa bải trong khi khai thác để canh tác được vững bền; 

(4) Cần có những chính sách thích hợp để khuyến khích đầu tư trong phát triển các vùng xa xôi, tăng gia thủy lợi ở các vùng trồng lúa nhờ nước trời, hỗ trợ nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới, phát triển chất xám và tay nghề, cũng như hội nhập vào phát triển vùng và đồng thuận với khuynh hướng toàn cầu hóa. 

Trần Văn Đạt, Ph. D.

2004

 
TàI LIệU THAM CHIếU:
 

  1. Barker, R., Dawe, D., Tường, T.P., Bhuiyan, S.I., and Guerra, L.C. 1999. The outlook for water resources in the year 2020: Challenges for research on water management in rice production. Proceedings of the 19th session of the IRC, Cairo, 7-9 September 1998, FAO, Rome: 96-109.
  2. Calpe, C. 2003. Status of the world rice market in 2002.  Proceedings of the 20th Session of the International Rice Commission; 23-26 July 2002, Bangkok, Thailand, FAO, Rome, p 35-40.
  3. FAO. 1999. Povery alleviation and food security in Asia: Role of livestock.  FAO/RAP Publication 1999/02, Bangkok, Thailand.
  4. FAO. 2000. The state of food and agriculture: 2000. Rome, Italy.
  5. FAO, 2002. World agriculture: Towards 2015/30, an FAO Study. FAO, Rome.
  6. FAO, 2003. The state of food insecurity in the world 2003. FAO, Rome (Available www.fao.org)
  7. FAOSTAT, 2004.
  8. FAO Rice info. 2004. International Rice Commission website.
  9. Greenland, D. J. 1997. The sustainability of rice farming. IRRI and CAB International, pp 273.
  10. IFAD. 2001. Rural poverty report: 2001, Rome, Italy, pp 265.
  11. IRRI. 1984. Terminology for rice growing environments. IRRI, Los Banos, pp 35.
  12. IRRI, WARDA, CIAT and FAO. 2002. Rice Almanac. IRRI, Philippines, pp 253.
  13. Kennedy, G, Burlingame, B and Nguyen, V.N. 2003. Nutritional contribution of rice and impact of biotechnology and biodiversity in rice-consuming countries. Proceedings of the 20th Session of the International Rice Commission, Bangkok, Thailand, 23-26 July 2002. FAO, Rome, p 59-69.
  14. RAP/FAO. 2003. Asia’s rice-based livelihood-support systems: Strengthening their role in lessening hunger and rural poverty through sustainable growth in agricultural cultural enterprises. A publication of the FAO Regional Office for Asia and the Pacific (RAP), FAO, Bangkok, 62 pp.
  15. Trần Văn Đạt. 2004. Rice agriculture: prospects and strategies in Asia. Proceddings of the Third Session of the Workshops on Sustainable Use of Agricultural Resources and Environment Management with focus on the Role of Rice Farming, 21-23 January 2004, Tokyo, Japan, Japan FAO Association, Tokyo, p. 60-83.
  16. Vũ Mộng Lan. 2003. Nông dân Việt Nam: kẻ bị quên lãng. Bách Hợp, số 8, 6-2003, trang 45-61.
  17. World Bank. 2005. World development indicators database
  18. Yuan, L.P. and Fu, X.Q. 1995. Technolohy of hybrid rice production. FAO, Rome, pp 84.

 

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free