Huy Lữ TRẦN VĂN ĐẠT
Nguyên Chánh Chuyên gia FAO - Rome

Biến đổi khí hậu

TÌNH TRẠNG BiẾn ĐỔi Khí HẬu,

BiỂn TiẾn-BiỂn Lùi

& SỤt Lún ĐBSCL

   

                

 
Con người và các sinh vật khác gồm cả thảo mộc có mặt trên trái đất đã phải trải qua hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa của vũ trụ và vạn vật. Cây lúa nguyên thủy cũng xuất hiện cách nay khoảng 130 triệu năm, từ một tổ tiên chung trên siêu lục địa nguyên thủy Gondwanalands[1], từ một loài cỏ dại có những bước tiến hóa lâu dài để trở thành cây lúa trồng hiện đại. Các thành tựu và hoạt động khảo cổ học ở Việt Nam trong hơn thế kỷ qua có thể giúp chúng ta tìm hiểu phần nào các giai đoạn tiến hóa của ngành nông nghiệp bản xứ.

            Ngành khảo cổ học nước ta bắt đầu phát triển thời Pháp thuộc từ thập niên 1870, với áp dụng các phương pháp tiến bộ, chủ yếu thám sát, điều tra, đào xới và áp dụng kỹ thuật phân tích khoa học. Ngành này bắt đầu qua công tác sưu tập các di vật ngoài trời ở Miền Nam, sau mở rộng đến Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên. Một Phái Bộ Khảo Cổ Đông Dương (Mission archéologique de l’Indochine) được Pháp thành lập tại Sài Gòn vào năm 1898, sau đó trở thành Trường Viễn Đông Bác Cổ và di dời ra Hà Nội năm 1901, với nhiệm vụ khám phá, bảo tồn các di sản khảo cổ và ngôn ngữ của các nước Việt, Miên và Lào; ngoài ra, Trường còn nghiên cứu nền văn minh Ấn Độ và Nhựt Bổn (EFEO, 2007). Công tác nghiên cứu khảo cổ trở nên lớn mạnh hơn khi thư viện và viện bảo tàng được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn; từ đó công tác khảo cổ trải dài cả nước, nhưng nhiều công trình nghiên cứu lớn được tập trung vào nhiều di chỉ khảo cổ ở Miền Bắc và Bắc Trung Phần so với các miền khác.           

Ngành khảo cổ học đã cung cấp rất nhiều thông tin quý báu cho khoa học nhân văn và lịch sử. Tại Việt Nam, ngành khảo cổ học tiền sử được quan tâm nhiều hơn khảo cổ học lịch sử, nhưng khuynh hướng này đã thay đổi từ thập niên 1990. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, ngành khảo cổ học không chú trọng nhiều đến nông nghiệp để tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện và tiến hóa của ngành này; do đó thông tin, dữ kiện, di vật thu lượm còn rất giới hạn để làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử của ngành, không kể đến các hủy hoại cố ý từ các cuộc xâm lăng thô bạo của Bắc phương. Tuy nhiên, một số báo cáo liên quan đến công cụ chế tác sản xuất, những di tích thực vật và động vật cổ hóa thạch, đặc biệt bào tử phấn hoa, xương thú, và đời sống cư dân của từng nền văn hóa đã giúp chúng ta có một số khái niệm khá rõ nét về sự tiến hóa của nền nông nghiệp cổ ở Việt Nam.

Trong phạm vi bài viết này, thông tin về thành tựu khảo cổ học liên quan đến ngành nông nghiệp cả nước được trình bày khái quát, với đặc biệt chú ý đến ba hiện tượng quan trọng ảnh hưởng ngành nông nghiệp lúa ở Việt Nam: tình trạng biến đổi khí hậu, các đợt biển tiến - biển lùi (hay biển thoái) và hiện tượng sụt lún đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

 

1.   TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và phân bố các loài đông vật và thực vật. Ngành khảo cổ học phải dựa vào bào tử, phấn hoa để hiểu biết các biến đổi khí hậu và các loại quần thể thực vật trong thời cổ xưa vì các thảo mộc được cấu tạo phần lớn bằng chất hữu cơ và nước nên dễ bị hủy hoại với thời gian nếu không bị hóa thạch sớm. Các bào tử, phấn hoa nhờ có lớp mộc hoặc lớp sexine[2] với chất hóa học chống chịu các phá hại từ môi trường bên ngoài, nên có thể tồn tại lâu năm trong các trầm tích. Cho nên, để tìm hiểu quần thể thực vật, các nhà khảo cổ phải thu thập và phân tích các bào tử phấn hoa trong các cuộc khai quật. Bào tử là tế bào sinh sản của ngành dương xỉ, còn phấn hoa là các tế bào sinh sản đực của loài thực vật hạt trần và kín. Mỗi nhóm mỗi loài bào tử phấn hoa có hình dạng, kích thước khác nhau, có thể phân tích, định loại qua kiến hiển vi để biết thảo mộc tìm thấy thuộc loài và họ nào tồn tại trong thời kỳ nào của địa điểm khảo cổ.

Ở Việt Nam, cuộc nghiên cứu bào tử phấn hoa được áp dụng khá phổ thông trong địa chất học, nhưng trong ngành khảo cổ học còn ở giai đoạn sơ khai và mức độ chính xác trong giám định mẫu còn thấp (Viện Khảo Cổ Học, 1998).

 

1.1.   Khí hậu thời đại Đá Cũ

Các cuộc nghiên cứu phân tích bào tử phấn hoa tại các địa điểm thời đại Đá Cũ ở Hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Hang Con Moong (Thanh Hóa), các hang Hạ Sơn, Phiêng Tung, Nà Khù (Thái Nguyên) đã được ghi nhận trong Bảng 1, và đã có những quan sát đáng lưu ý như sau (Nguyễn Đức Tùng và Hoàng Văn Dư, 1976 và Nguyễn Đức Tùng và Phạm Văn Hải, 1979):

-   Các bào tử ngày càng tăng dần về số lượng và đa dạng.

-   Các phấn hoa của thực vật ôn đới ngày càng giảm dần (các giống thuộc họ Betulaceae, Pinaceae và Accraceae…).

-   Sự biến đổi các dạng bào tử phấn hoa khá đều đặn, không hoặc hiếm thấy những biến đổi đột ngột.

-   Nhìn chung, toàn bộ các phức hệ đều được đặc trưng bởi những dạng phấn hoa và bào tử của thực vật cận nhiệt đới”.

Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra kết luận:

-   Khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ từ đầu Đệ Tứ tới nay đã biến đổi từ nóng hơi khô đến nóng ẩm.

-   Không có một phổ phấn nào phản ánh một thời gian băng giá (cho dù ngắn nhất). Do vậy không thể có băng hà trong kỷ Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc Bộ.

-   Sự biến đổi không đột ngột trong phức hệ bào tử phấn hoa cho ta thấy khó có thể chấp nhận những đột biến về địa chất, địa lý với khí hậu kèm theo. Bởi vậy, biển tiến đột biến trong kỷ Đệ Tứ như có người phát biểu khó có thể chấp nhận.

 

            Tuy nhiên, có thể có một thời kỳ lạnh khắc nghiệt đến nước ta và Đông Nam Á vào thời kỳ cuối Cánh Tân, vì tìm thấy lớp dăm đá vôi Cryoclastic (cấu tử đá vôi do nhiệt độ lạnh hình thành) trong mái đá Ngườm ở Thái Nguyên và các phấn hoa của các loài thảo mộc ưa lạnh như Carya (Juglandae), Carpinus (Betalaceae) ở lớp dưới cùng mái đá này (Hà Văn Tấn, 1984). Thời kỳ này còn có Tiểu hạn (Younger Dryas) khô lạnh xảy ra cách nay từ 13.000 đến 11.500 năm hoặc hậu kỳ văn hóa Sơn Vi (20.000-11.000 năm).

Giai đoạn lạnh này cũng được tìm thấy hang Niah trên đảo Kalimantan, Indonesia có hàm lượng mangan và phosphore thấp. Đợt khô lạnh có thể xảy ra trong 23.000 năm trước với bằng chứng là sự thành lập lớp thạch nhũ trong hang Tabon trên đảo Palawan, Philippines. Thời kỳ lạnh này có thể là nguyên nhân tiêu diệt các giống voi cổ (Stegodon, Palaeoloxodon Archidiskodon) và một số các động vật khác trước thời kỳ kết thúc của Cánh Tân khá lâu. Việt Nam nằm sâu vào lục địa nên khí hậu lạnh có thể khắc nghiệt hơn các nước khác và đảo ngoài biển Thái Bình Dương. Việc nghiên cứu khí hậu thời đồ đá cũ cần được bổ túc thêm với các thông tin mới và sự hợp tác với các nhà nghiên cứu khí hậu cổ của toàn cầu và nhứt là các nước trong vùng Đông Nam Á để có sức thuyết phục hơn (Viện Khảo Cổ Học, 1998).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu về bào tử phấn hoa trầm tích thời kỳ Cánh Tân và Toàn Tân của đồng bằng Miền Bắc cho biết có sự thay đổi nhiệt độ từ nóng khô đến nóng ẩm xảy ra từ đầu kỷ Thứ 4 đến nay, không có trầm tích phấn hoa nào tiêu biểu cho một thời kỳ băng giá và không có sự biến đổi khí hậu đột ngột ở nước ta. Ngoài ra, rừng và cây cối vùng nhiệt đới ẩm phát triển nhiều hơn với thời gian, khi các bào tử của các loại cây này ngày càng tăng dần về số lượng và đa dạng trong các địa tầng văn hóa khảo cổ học. Do đó, thảm thực vật và nền nông nghiệp của Miền Bắc thay đổi với thời gian lâu dài, từ những loại thảo mộc thích hợp với khí hậu nóng khô đến các loài cây ưa nhiệt độ nóng ẩm, tùy thuộc ảnh hưởng gián tiếp của thời kỳ băng giá hay băng tan xảy ra trên thế giới.
 

Bảng 1: Các phức hệ bào tử phấn hoa trong thời đại Đá Cũ Việt Nam

 

Dạng  

Nơi lấy mẫu

 

Thực vật

          Bào Tử

 

1

2

3

4

5

6

7

 

Lycopodiun sp.

Selaginella sp.

Osmunda sp.

Lygodium sp.

Ameimia sp.

Gleichenia sp.

Hymenophyllum sp.

Dicksonia sp.

Pteris sp.

Microlopia sp.

Cyathea sp.

Polypodiaceae gen. indet.

Polypodium sp.

Cystopteria sp.

Acroatichum sp.

Adiatum sp.

Angiopteris sp.

Ceratopteris sp.

Salvinia sp.

Phấn cây thân gỗ

Cycas sp.

Gingko sp.

Podocarpus sp.

Tsuga sp.

Taxodium sp.

Pinus sp.

Magnoliaceae gen. indet.

Liquidambar sp.

Hamamelis sp.

Moraceaegen.

indet.

Morus sp.

Fagaceaegen.

indet.

Fagus sp.

Quercus sp.

Castanea sp.

Castanopsis sp.

Lithocarpus sp.

Butalaceae gen. indet.

Alnus sp.

Myrica sp.

Juglandaceae gen. indet.

Julans sp.

Carya sp.

Engelhardtia sp.

Platycarys sp.

Pterocarya sp.

Sterculiaceae gen. indet.

Salix sp.

Ericaceae gen.

indet.

Euphorbiaceae gen. indet.

Symplocos sp.

Leguminoceae gen. indet.

Lotus sp.

Rosaceae gen.

indet.

Myrtis sp.

Anacardiaceae gen. indet.

Rhus sp.

Sapidaceae gen. indet.

Cornus sp.

Araliaceae gen. indet.

Aralia sp.

Ilex sp.

Rhammaceae gen. indet.

Oleaceaegen.

Indet.

Meliaceae gen. indet.

Melia sp.

Rubiaceae gen.

indet

Rutaceae gen.

indet.

Palmae gen. indet.

Sabal sp.

Phoenix sp.

Phấn cây thân thảo

Nymphaceae gen. indet

Chenopodiaceae gen. indet.

Labiatae gen.

indet.

Compositae gen. indet.

Poaceae gen. indet.

Liliaceae gen.

indet.

Poaceae gen. sp.

 

 

+

+

+

+

+

+

-

+

-

+

+

+

 

+

+

-

+

+

-

-

 

+

+

+

+

+

+

+

 

+

-

+

 

+

+

 

-

+

+

+

+

+

 

+

+

+

 

+

+

_

+

-

-

 

+

+

 

+

 

+

+

 

+

+

 

+

-

 

+

-

 

-

+

 

+

+

-

 

-

 

+

 

+

+

 

+

 

+

+

+

 

 

 

 

-

 

-

 

+

 

+

+

 

 

 

+

+

+

+

+

+

-

+

+

+

+

+

 

+

+

-

+

+

+

-

 

+

+

+

+

+

+

+

 

-

-

+

 

+

+

 

-

+

+

+

+

+

 

+

+

+

 

+

+

_

+

-

-

 

-

+

 

+

 

+

+

 

+

+

 

+

-

 

+

-

 

-

-

 

-

+

-

 

-

 

+

 

+

+

 

+

 

+

+

+

 

 

-

 

+

 

-

 

-

 

+

+

 

 

 

+

 

+

+

+

+

-

+

+

+

+

+

 

+

+

 

+

+

+

 

 

+

+

 

 

+

+

+

 

+

-

+

 

+

+

 

-

+

+

+

+

+

 

 

-

+

 

+

+

_

+

-

 

 

+

 

 

+

 

 

+

 

+

+

 

+

 

 

+

-

 

 

-

 

+

-

 

 

 

 

+

 

+

+

 

+

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

+

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

+

 

+

+

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

+

 

 

 

 

+

 

 

 

 

+

+

 

 

 

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

+

 

 

 

+

 

 

 

+

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

+

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Viện Khảo Cổ Học, 1998

 

Chú thích:   Dấu (+) có mặt, dấu (-) hiếm

1)                  Phức hệ I đồng bằng Bắc Bộ (Q2)

2)                  Phức hệ II đồng bằng Bắc Bộ (Q3)

3)                  Thềm bậc II Lâm Thao, Tam Nông (Q3)

4)                  Hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)

5)                  Mái đá Ngườm (Thái Nguyên)

6)                  Hang Con Moong (Thanh Hóa)

7)                  Mái đá Hạ Sơn (Thái Nguyên)

 

1.2.   Hiện tượng hâm nóng toàn cầu

Khí hậu của quả địa cầu rất năng động và luôn thay đổi, từ lạnh qua ấm rồi lạnh, ấm… Hiện tượng hâm nóng toàn cầu đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử nhân loại. Cũng cần nhắc lại rằng trong lịch sử thế giới đã có 4 thời kỳ băng hà, mà mỗi thời kỳ kéo dài độ 100 000 năm và giữa hai thời kỳ băng hà là thời kỳ hâm nóng kéo dài khoảng 15 000-20 000 năm. Thời kỳ băng hà cuối vừa chấm dứt cách nay 18000 năm (Monte Hieb and Harrison Hieb, 2006). Vậy thời kỳ hâm nóng gần đây nhứt đã bắt đầu cách nay 18000 năm lúc băng hà tan do ảnh hưởng tác động thiên nhiên.

Tuy nhiên, trong hai thế kỷ qua với sự bành trướng của ngành công nghiệp, nạn đốt cháy rừng, sự nuôi trồng, con người đã sản xuất và phóng thích nhiều thán khí (CO2) và các chất khí thải nhà kính khác như methane (CH4), nitric oxide (N2O), ammonium (NH4)… vào bầu khí quyển; gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu tăng dần nhanh hơn và cường độ lớn hơn. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên 0,75oC trong thời gian từ 1860 đến 1990. Kể từ 1979, nhiệt độ trong bầu không khí đã tăng gấp đôi khoảng 0,12 - 0,22oC trong mỗi thập niên.

Chất CO2 và methane đã tăng 31% và 149%, theo thứ tự đối với thời kỳ tiền kỹ nghệ từ 1750, cao hơn bất cứ thời gian nào trong 650.000 năm cuối cùng (Vikipedia, 2007). Hiện nay nồng độ CO2 trong không khí là 380 ppm và Cơ Quan IPCC tiên đoán CO2 sẽ có thể tăng đến giữa 541 và 970 ppm trong năm 2100. Nhiệt độ sẽ tăng lên 1,5oC trong vòng 50 năm tới và 3oC trong thế kỷ XXI; gây ra ảnh hưởng nhà kính trầm trọng hơn, nếu thế giới không có các biện pháp ngăn chận hữu hiệu.

Một cách tổng quát, nhiệt độ tăng cao (1,5 - 2,5oC) sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp toàn cầu về cả mặt tích cực và tiêu cực; nhưng ngành này sẽ bành trướng thuận lơi hơn về hướng bắc của bắc bán cầu (IPCC, 2007):

- Vùng ôn đới: năng suất sẽ tăng nhẹ, vụ Xuân bắt đầu sớm hơn, ít bị ảnh hưởng rét lạnh nặng, nhưng vấn đề bảo vệ mùa màng khó khăn hơn hiện nay vì nhiều sâu bệnh, cỏ dại xuất hiện.

- Vùng nhiệt đới: Khí hậu nóng và khô hơn, làm giảm thời gian trồng trọt, làm giảm năng suất hoa màu. Khí hậu bất thường.

- Tăng gia chu kỳ hạn hán và lũ lụt, làm hại mùa màng.

- Mực nước biển lên cao làm mất đi các vùng đầm lầy ven biển, các rừng ngập mặn và làm ngập lụt các vùng thấp gần biển và sông ngòi.

Việt Nam đang nghiên cứu mô hình (modeling) về ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu đối với nông nghiệp trong 50 hay 100 năm sắp tới, trong các điều kiện địa phương. Dựa vào mô hình tiên đoán của IPCC nêu trên, Miền Bắc có thể ít bị ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới và dần trở thành vùng có nhiều tính chất nhiệt đới hơn hiện nay; trong khi Miền Nam sẽ nóng khô hơn và năng suất hoa màu bị sút giảm, vùng ven biển đất thấp bị ngập lụt nhiều hơn, nước biển xâm nhập lục địa sớm hơn, nếu không có các công trình nghiên cứu và chương trình hành động thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Về mặt quốc tế, năm 2015, tại Hội nghị Paris về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc trong khuôn khổ Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tìm các giải pháp giảm khí thải CO2  từ 2020, gần 200 quốc gia cam kết giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C, nhắm đến mục tiêu giới hạn tăng 1,5 độ C. Hiệp định này có hiệu lực từ 4-11-2016 cho phép các quốc gia đưa ra cam kết hành động dựa trên khả năng mỗi nước và đặt mục tiêu cho các quốc gia phát triển phải huy động 100 tỷ USD từ 2020 đến 2025 để giúp những nước đang phát triển đối phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế thân thiện với môi trường. Quá trình thực hiện Hiệp Định Paris sẽđược đánh giá 5 năm một lần.

 

2.   CÁC ĐỢT BIỂN TIẾN VÀ BIỂN LÙI

Từ thời đại đá cũ đến thời đại đá mới đã có nhiều thời kỳ biển tiến và biển lùi xảy ra; ảnh hưởng trực tiếp về mặt vật chất và sinh học của các loài thực vật và động vật trên trái đất. Để tìm hiểu các đợt biển tiến và biển lùi, các nhà khảo cổ phải chú ý các vấn đề sau đây (Viện Khảo Cổ Học, 1998):

 

1)      “Tìm hiểu cổ sinh vật trong các địa tầng như Forraminifera (trùng lỗ), Radiolaria (trùng phóng xạ), Ostracoda (trùng hạt đậu), Echinodermata (nhiếm biển).

2)      Quan sát các dấu vết đường biển gồm những đê cát, ngấn nước biển để lại trên vách đá, đất liền…

3)      Nghiên cứu các trầm tích biển có tính chất đặc biệt như độ tròn, độ nhẵn bóng, cấu tạo lớp…

4)      Phân tích thành phần hóa học của đất: nồng độ muối, tỉ lệ các yếu tố Cl, Br, Ca, K, Mg… hoặc sự có mặt của các khoáng chất Glauconic, Phosphoric.” 


Hình 2: Hình chữ V nằm ngang do biển mài mòn tại Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình)

            Hiện tượng mực nước biển tăng lên toàn cầu gọi là biển tiến Flandrian do nhiều nước mưa trở về biển cả (băng tan ở hai cực) và biển xuống hay biển lùi do ít nước mưa hơn trở về biển (băng giá gia tăng). Vào kỷ Thứ 3, có hiện tượng đóng băng và mực nước biển xuống thấp 80 m do nước bốc hơi từ biển để đóng thành băng ở hai cực (Andrews, 1994 và Blanchon, 1995). Các nhà khảo cổ tin tưởng rằng trong suốt kỷ Thứ 4 (gần 2,6 triệu năm cho đến nay), đã có nhiều lần biển tiến và lùi, do khí hậu của toàn cầu thay đổi nhiều lần theo các chu kỳ nóng ẩm và khô lạnh. Khi khí hậu nóng băng cực tan rả, mực nước biển dâng lên cao; khi khí hậu toàn cầu trở nên lạnh, hai cực đóng băng và mực nước biển rút xuống. Vào thời hiện đại, ngoài sự nóng ẩm thiên nhiên, còn có sức nóng do con người tạo ra, còn gọi là sức hâm nóng toàn cầu có thể làm cho nước biển tiến nhanh hơn trước kia, ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng đất ven biển thấp và các đảo ngoài khơi.


Hình 3: Thềm Sunda 21 000 năm trước ngày nay, mực biển là -116 m so với mực biển hiện tại (trong Hà Quang Hải, 2017)

Ở Việt Nam, các cuộc nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX đến nay cho biết trong kỷ Thứ 4 nói chung có 3 thời kỳ biển chính xảy ra: Lần 1: nửa đầu thời kỳ Cánh Tân giữa (khoảng 800 000 năm) với quy mô hạn chế. Lần 2 vào nửa sau Cánh Tân muộn (khoảng 100 000 năm) với quy mô lớn nhứt và lần 3 vào thời kỳ Toàn Tân giữa (khoảng 5 000-4 000 năm). Về mặt hình thái, đồng bằng chỉ được xuất hiện vào cuối Cánh Tân muộn (Đặng Công Nga và Trần Đức Thạnh, 1985). Nhưng trong mỗi thời kỳ nói trên mực nước biển không luôn cố định, mà thay đổi lên xuống, và mức thấp nhứt không quá khỏi phạm vi đất liền hiện tại (Bảng 2).


            Những nghiên cứu gần đây về các trầm tích thuộc thời đại Cánh Tân giữa thu thập được từ các lỗ khoan ở đồng bằng sông Hồng và Cửu Long cho thấy có sự hiện diện của các hóa thạch thuộc nhóm trùng lỗ (Foraminifera). Trong tập hợp hóa thạch này có 1-5% thuộc dạng có đời sống trôi nổi, số còn lại thuộc dạng có đời sống tĩnh và ở mực nước sâu độ 30-40 m; điều này cho biết rằng trong thời kỳ Cánh Tân giữa (khoảng 700 000 năm), đồng bằng sông Hồng và Cửu Long bị chìm sâu dưới nước biển. Tiếp theo đó là đợt biển lùi đã tạo ra hai đồng bằng này và nối liền với các đảo Thái Bình Dương và các nước Indonesia, Philippines và Malaysia (Hình 1). Đợt biển tiến cuối cùng xảy ra trong thời Toàn Tân giữa.

Ở Việt Nam không có băng hà, nhưng chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do các đợt băng tan từ 2 cực địa cầu. Ý kiến về biển tiến và biển lùi chưa được thống nhứt về thời gian. Theo cuộc nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam, cách nay độ 18 000 năm, mực nước biển ở độ sâu -100 m (so với hiện nay), còn cách xa tâm điểm của đảo Cát Bà lúc đó 50 km. Khoảng 7 000-7 500 năm trước, đạt tới độ sâu -50 -60 m so với hiện nay. Đến độ 6 000-6 500 năm, mực nước mới dâng cao, nhưng còn thấp hơn hiện nay -25 -30 m. Cửa sông Hồng lùi ra tới đảo Bạch Long. Khoảng 4 000-4 500 năm, mực nước đạt cực đại, cao hơn hiện nay độ +5 m. Toàn bộ đồng bằng ven biển bị ngập nước. Đến 2 500-3 000 năm trước, biển rút tới độ cao +2 m rồi dừng lại mức đó một thời gian (Bảng 2).

Sau đó biển lùi tiếp tục cho đến nay, mặc dù có độ biến thiên lên xuống khoảng 30 cm thường xảy ra và các hiện tượng biển tiến và lùi xảy ra nhanh hơn. Do đó, ở vịnh Hạ Long nay còn thấy những đảo đá vôi ở giữa biển, nhưng trước kia là những dãy núi của lục địa nối dài ra ngoài khơi (Lưu Tỳ và cộng sự, 1985). Biển tiến Flandrian đã để lại đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một hệ tầng trầm tích biển dày 15 - 20 m, các bậc thềm ven rìa vùng Tri Tôn - Tịnh Biên, các giồng cát biển ở Cai Lậy và các đường khuyết mòn cao 5,0 m trên vách núi đá vôi Kiên Lương (Hà Quang Hải, 2017).

Trong thế kỷ XX vừa qua, mực nước biển tăng lên 25 cm và dự đoán tiếp tục gia tăng từ 9 đến 88 cm hay 0,8 đến 8,0 cm mỗi thập niên trong năm 2.100, do hiệu ứng nhà kính và hâm nóng toàn cầu (Barker et al., 2006). Theo CSIRO (2001), Tổ Chức Nghiên Cứu Công Nghiệp và Khoa Học, Khối Thịnh Vượng Chung ở Úc, vào năm 2030, mực nước biển Thái Bình Dương sẽ dâng lên thêm 16 cm và năm 2070 thêm đến 50 cm, nhiều đảo và các vùng đồng bằng ven biển, ven sông lớn ở châu Á có thể bị chìm trong nước. Hiện nay, chỉ dấu băng tan đã được báo động bởi nhiều nhà quan sát quốc tế. 

Bảng 2: Các đợt biển tiến và lùi từ cuối thời kỳ Cánh Tân đến nay

 

 

Niên đại địa chất

 

 

Biển tiến

(đường bờ ở độ sâu)

 

Biển lùi

(đường bờ ở độ sâu)

 

Hậu kỳ Đá Cũ

(18 000-12 000năm BP)

(Đóng băng cực đại)

 

- 130 m đến -120 m

Sơ kỳ Đá Mới

(10 000-7 000 năm BP)

 

- 60 m đến -50 m

Trung kỳ Đá Mới

(6 500-6 000 năm BP)

 

- 30 m đến -20 m

Thời đại Kim Khí

(5 000 năm BP)

 

0  (mực nước hiện nay)

 

(4 500-4 000 năm BP)

 

+5 m đến +3 m

 

 

(3 000-2 500 năm BP)

 

+2 m

 

Hiện nay

 

0  (mực nước hiện nay)

 

 

Trong cuộc Hội Thảo bàn tròn tại Hà Nội ngày 2-5-2007, Ông Mark Lowcock, Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh Quốc đã cảnh báo Việt Nam có thể bị nguy cơ ảnh hưởng lớn do nhiệt độ toàn cầu tăng kéo theo tăng mực nước biển. Theo dự đoán của các chuyên gia, vào năm 2010 nhiệt độ ở Việt Nam sẽ gia tăng từ 0,3 - 0,5oC và mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm, năm 2050 mực nước biển tăng 33 cm, năm 2070 tăng 45 cm. Mực nước biển tăng thêm sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực: mất đất, nhiễm mặn, hạn hán, bão lụt, dịch bệnh…

Cũng theo nghiên cứu mô hình nêu trên, nếu mực nước biển tăng lên 1 m có thể làm mất 12,2% diện tích đất nơi 23% dân số sinh sống, tương đương với 17 triệu người. Nghĩa là vào năm 2070, độ 8 triệu người Việt Nam có thể bị mất nơi sinh sống. Bão lũ thường xuyên và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến nền nông nghiệp. Trên bờ biển dài 3 000 km, các vùng duyên hải Bắc phần và duyên hải ĐBSCL, nhứt là Cà Mau sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì nhiều vùng đất của Cà Mau chỉ cao 0,5m trên mực nước biển. Đồng bằng này chỉ cao bình quân từ 0 - 4 m trên mực nước biển. Ở Hòn Dâu, Miền Bắc, mực nước biển dâng cao độ 0,19 cm mỗi năm trong thời gian từ 1955 đến 1990 (Trần Đăng Hồng, 2006).

Cho nên, Việt Nam cần phải có những biện pháp theo dõi mực nước biển, chuẩn bị các biện pháp cần thiết để bảo vệ đất đai và cư dân liên hệ, xây dựng hệ thống nông nghiệp thích ứng với hiệu năng cao, và ngăn ngừa các chất thải vào bầu không khí. Kinh nghiệm lịch sử về hiện tượng suy thoái và cuối cùng bị tiêu diệt của nền văn hóa Óc Eo nước Phù Nam vào thế kỷ VII sau CN cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của mực nước biển dâng cao đối với sự tồn tại của các đồng bằng trũng thấp gần biển.

Rất tiếc chưa có cuộc nghiên cứu sâu rộng về thời kỳ các đợt biển tiến và lùi ở đồng bằng sông Cửu Long để hiểu rõ hơn sự phân bố, cấu tạo xã hội và đời sống của các cư dân vùng này. Một số hòn đảo và hang động ở Hà Tiên đã ghi dấu tích rõ nét của các đợt biển tiến và lùi trong hàng ngàn năm qua. Có hang động trên vách đá còn những mảnh vỏ sò hến cách mặt nước độ 2 m. Từ xa trông vào, một số đảo có dấu ấn đậm nét các đợt biển tiến và lùi, với các vết hằn sâu vào đá do sóng biển tác động liên tục qua nhiều thế kỷ. Cũng vậy, các đường bờ biển cổ của Miền Trung khắc sâu chân núi còn tồn tại đến ngày nay ở các độ cao khác nhau 40 m, 25 m, 15-10 m và 5-2 m. Dấu tích này là do dao động của mực nước biển, gây ra bởi các thời kỳ đóng băng và tan băng của thời đại đá cũ hay Cánh Tân (Thái Công Tụng, 2005).

Qua cuộc biển tiến cuối cùng, ngành nông nghiệp cổ, nhứt là nghề trồng lúa ở Việt Nam bị chi phối rất nhiều với mực nước hiện hữu trong mỗi thời kỳ. Có thể nói nền nông nghiệp sơ cổ bắt đầu từ trên vùng đất cao, ven đồi núi với hình thức nương rẫy, tiến dần xuống đồng bằng, thung lũng, đất thấp, ven biển, sông rạch mỗi khi mực nước biển thụt lùi. Do đó, có ngành trồng lúa khô (rẫy) xuất hiện trước khi có ngành trồng lúa nước phát triển ở Việt Nam vào thời đại Hùng Vương-An Dương Vương và sau này.

 

3.   HiỆn tưỢng sỤt lún ĐBSCL

Minderhoud et al. (2017), nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hà Lan và các cộng sự viên đã tạo ra một mô hình số để theo dõi tác động của việc khai thác nước ngầm ở ĐBSCL trong 25 năm qua, cho biết việc khai thác quá mức đang khiến đất sụt lún trong khi mực nước biển đang dâng lên 3-4mm mỗi năm và dự đoán toàn bộ đồng bằng này sẽ bị nhấn chìm năm 2100. Với mức độ sử dụng nước ngầm liên tục hiện nay, đồng bằng bị sụt lún trung bình 1cm mỗi năm, do 2,5 triệu lít nước ngầm của đồng bằng đang bị rút khỏi tầng đất mỗi ngày. Ngoài ra, trọng lượng của những cấu trúc nhân tạo xây trên đồng bằng, dòng chảy trầm tích từ thượng nguồn suy giảm và độ nén tự nhiên cũng là những yếu tố góp phần làm mất đất đồng bằng. Do đó, để đối phó với thách thức to lớn nêu trên cần phải có những biện pháp thích ứng để thay đổi sự khai thác nước ngầm vô trách nhiệm hiện nay. 



Hình 4: 
Độ cao so với mặt nước biển của đồng bằng sông Cửu Long so với sụt lún lũy tích mô phỏng qua 25 năm. Nguồn: Miderhoud và các cộng sự (2017). 

Tóm lại, căn cứ vào sự thay đổi thành phần động vật, thực vật, bào tử, phấn hoa, di vật loại hình công cụ đá, các di tích cổ sinh hóa thạch, các nhà khảo cổ học cho biết khung niên đại thời Đá Cũ ở Việt Nam có thể kéo dài từ 800 000 đến 10 000 năm cách ngày nay. Người Vượn có thể sống trên địa bàn Việt Nam cách nay hơn vài trăm ngàn năm. Qua thời gian lâu dài này, có nhiều cuộc biển tiến và lùi xảy ra trên thế giới. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú và cuộc sống của cư dân thời kỳ Toàn Tân. Nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện vào cuối nền văn hóa Hòa Bình cách nay độ 10 000-8 000 năm. Các bộ lạc trồng lúa có mặt không những ở Việt Nam mà nhiều nước Đông Nam Á, ở ven đồi núi, gò cao khoảng 7 000-6 000 năm trước. Từ đầu thế kỷ XX, thời đại công nghiệp thế giới phát triển quá nhanh, gây ô nhiễm môi trường, làm tăng sức hâm nóng toàn cầu nhiều hơn so với thế kỷ XIX. Các băng hà ở hai cực địa cầu tiếp tục tan rả, làm mực nước biển dâng cao, có thể tạo ảnh hưởng tiêu cực đến các vùng sinh thái ven biển, vùng đất thấp cận biển và sông ngòi. Ngoài ra, sự khai thác nước ngầm quá đáng hiện nay có thể làm ĐBSCL sụt lún và chìm mất năm 2100.

Hy vọng trong tương lai, các cuộc khảo cổ sẽ chú ý nhiều hơn đến sự tiến hóa lịch sử của ngành nông nghiệp cùng với phát triển sinh hoạt của các chủ nhân và phúc lợi xã hội, qua các thay đổi của môi trường và khí hậu chi phối quá trình tồn tại và tiến bộ của họ.

Trần Văn Đạt, Ph. D.

2017

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 
1.      Andrews, J.T. 1994. Late quaternary meltwater and Heinrich events, Mortheast Labrador sea. Quaternary Research, Vol. 41, No. 1, January 1994, p.26-34.
2.      Barker, J.D., C.L. Littnan and D.W. Johnston. 2006. Potential effects of sea level on the terrestrial habitats of endangered and endemic megafauna in the Northwestern Hawaiian Islands. ESR, 4:1-10, 2006.
3.      Blanchon, P. 1995. Reef drowning during the last deglaciation: evidence for catastrophic sea-level rise and ice sheet collapse. Geology, Vol. 23, No.1, January, 1995, p 4-8.
4.      Boyle, D. 2019. Nghiên cứu: Đến năm 2100 đồng bằng sông Cửu Long có thể chìm dưới nước.
5.      Ciochon, R.L. 1988. Gigantopithecus the King of all apes. Animal Kingdom, Vol. 91, No. 2.
6.      CSIRO. 2001. Living with climate change: An overview of potential climate change impacts on Australia. CSIRO Climate Change Projections for Australia 2001
7.      EFEO, 2007. École Française d'Extrême-Orient- History, Paris.
8.      Hà Văn Tấn. 1984. Lớp dăm đá vôi ở Ngườm với khí hậu cuối Pleistocene ở Đông Nam Á. NPHM, Viện Khảo Cổ Học 1984: 18-20.
9.      Hieb, M. and Hieb, H. 2006. Global Warming: A chilling perspective.
10.  IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change). 2007. Climate change 2007: Climate change impacts, adaptation and vulnerability. Summary for Policymakers, 6-4-2007, IPCC WGII Fourth Assessment Report, pp 23.
11.  Lưu Tỳ, Nguyễn Thế Tiếp, Nguyễn Tú Dân và Ngô Thị Hồng. 1985. Đặc điểm địa mạo thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận. Khảo Cổ Học, sp 61 2-1985.
12.  Minderhoud, P.S.J et al. 2017. Impacts of 25 years of groundwater ectraction on subsidence in the Mekong Delta, Vietnam.
13.  Nguyễn Đức Tùng và Hoàng Văn Dư. 1976. Bào tử phấn hoa ở Nạm Tun và Thẩm Khương. Khảo Cổ Học, số 17-1976.
14.  Nguyễn Đức Tùng và Phạm Văn Hải. 1979. Những phức hệ bào tử phấn hoa trong trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc Bộ. Khảo Cổ Học, số 4-1979.
15.  Hà Quang Hải. 2017.Biển tiến Flandrian và dấu ấn để lại vùng đồng bằng Sông Cửu Long
16.  Rodriguez, I., S. 2007. Correlations between the structure and function of pollen grains of four species of Angiosperms.
17.  Thái Công Tụng. 2005. Việt Nam: môi trường và con người. Vietnamologica,  Trung Tâm Việt Nam Học, Montréal, Canada, 299 tr.
18.  Trần Đăng Hồng. 2006. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp Việt Nam: Phần 1. Hiện trạng và dự đoán tương lai. Nội San Hội Nông Nghiệp Việt Nam, Số 2/2006, Costa Mesa, California, tr. 66-77.
19.  Viện Khảo Cổ Học. 1998. Khảo cổ học Việt Nam,Tập I: Thời đại đá Việt Nam. NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 457 tr.
20.  Wikipedia. 2007. Acheuléen.
21.  Wikipedia. 2007. Global Warming.

 



[1]Gondwanaland là siêu lục địa cổ phía nam gồm có những lục địa ngày nay như: châu Phi, Madagascar, Nam Mỹ, châu Úc, bán đảo Ấn Độ và Nam cực. Tên này lấy từ tên vùng Gondwana hay là “đất của bộ tộc Gonds” thuộc tiểu bang Madhya Pradhesh ở phía bắc trung tâm Ấn Độ.

[2]Hạt phấn có một lớp ngoài gọi là sexine do cấu tạo bởi chất sporopollenin với một ít chất đường rất bền bĩ và kháng hầu hết các hư hại từ môi trường. Lớp mặt của sexine lồi lõm và có nhiều tế khổng. Lớp bên trong của hạt phấn gọi là intine cấu tạo bằng chất mộc (cell wall). Giữa hai lớp sexine và intine là lớp endexine. Hạt phấn thường được phân loại dựa vào hình dạng bên ngoài, căn cứ vào 3 tiêu chuẩn: (1) số lượng và vị trí của tế khổng, (2) hình dạng tế khổng và (3) cấu trúc nhỏ trên lớp sexine (Rodriguez, 2007).

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free