Huy Lữ TRẦN VĂN ĐẠT
Nguyên Chánh Chuyên gia FAO - Rome

Hữu cơ

                          THỊ TRƯỜNG MỚI: NÔNG SẢN HỮU CƠ

Trần Văn Đạt, Ph. D. 



Tổng Quan

Nông sản hữu cơ là một loại thực phẩm mới được các nước đã phát triển cổ võ sản xuất trên thị trường thế giới vì có khuynh hướng khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên lâu bền và bảo đảm cung cấp chất dinh dưỡng an toàn cho con người.  Đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn ở những nước đã tiến bộ và những nước đang tiến bộ với mức sống cao.  Trong thập niên qua, sự sản xuất nông sản hữu cơ đã tăng gia đáng kể mặc dù còn chậm chạp vì giá đắc, thiếu đầu tư vào kỹ thuật, lòng tin của giới tiêu thụ, và sự tham gia của các siêu thị cũng như các khâu buôn bán lẻ.  Thị trường nông sản vô cơ đã vượt ra khỏi châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bổn để tiến đến một số nước đang phát triển có nhiều nhạy cảm như Trung Quốc, Ân Độ, Ai Cập, Ba Tây và Mexico.  Trong năm 2000, thị trường nông sản này đã vượt quá 15 tỉ đô la, trong đó Mỹ dẫn đầu chiếm 8 tỉ, Đức 2,1 tỉ, Nhật Bản 2,5 tỉ, Anh 1 tỉ, Y 1 tỉ,  Pháp 0,8 tỉ.  Số trị giá thị trường còn lại do các nước khác như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Uc, Ao và một số nước châu Âu khác. Những cuộc khảo sát thị trường gần đây cho biết rằng dịch vụ thương mãi của trái cây và rau cải hữu cơ tăng gia khá nhanh độ 20-30% mỗi năm trong thập niên 1990s, đặc biệt ở Y và Anh gia tăng hàng năm 85% trong thời gian 1998-2000.  Sau khi khám phá bệnh bò điên BSE ở Y, người dân sử dụng trái cây và rau cải hữu cơ càng nhiều hơn khi thấy các loại thịt thiếu bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người.

Tài liệu này nhằm giúp người đọc giải đáp một số câu hỏi như: Nông nghiệp hữu cơ là gì? Sự sử dụng thức ăn hữu cơ trên thế giới ra sao?  Loạt thực phẩm này có lợi ích gì cho con người và môi trường?  Tại sao giá cả của lại cao hơn nông nghiệp truyền thống? Nông dân hữu cơ có thể sản xuất đầy đủ thức ăn cho mọi người? Thực phẩm hữu cơ có bị nhiểm độc không? Sản phẩm hữu cơ có cầu chứng và nhản hiệu có lợi như thế nào?

Hiện nay, vấn đề khó khăn hơn hết được các giới liên hệ đề cập là làm sao xác nhận đúng loại thức ăn hữu cơ, và cải tiến năng suất cùng chất lượng của loại này.  Hơn nữa, có nhiều quốc gia đã thành lập riêng rẻ các tiêu chuẩn và luật lệ của họ cho sản xuất, biến chế và thị trường của các sản phẩm hữu cơ.  Uy Ban Codex FAO/WHO về nhản hiệu thực phẩm đã nhận thấy sự cần thiết có một định nghĩa rõ ràng về “hữu cơ” để đưa ra các chỉ dẫn cho sản xuất, biến chế, nhản hiệu và thị trường của loại thực phẩm này.  Vào tháng 6-1999,  Uy Ban Thực Phẩm Codex FAO/WHO đã  họp và chấp nhận như sau:

Nông nghiệp hữu cơ  là một hệ thống sản xuất tổng hợp, nhằm cổ võ và khuyến khích sự lành mạnh của hệ thống nông sinh, gồm đa dạng sinh thái, chu kỳ và các sinh hoạt sinh học đất đai.  Loại nông nghiệp này nhấn mạnh vào cách quản lý thiên về sử dụng các đầu vào phi-nông nghiệp, trong khi chú trọng đến điều kiện cấp vùng và thích ứng từng địa phương.  Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng, nơi nào có thể, các phương pháp nông học, sinh học và cơ động để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt trong hệ thống này. (FAO/WHO Codex Alimentarius Commission, 1999).

Sự ích lợi của sản phẩm hữu cơ

Nhiều người ưa chuộng các loại nông sản hữu cơ phần lớn do sự thúc đẩy về nhu cầu sức khoẻ con người sau đó mới quan tâm đến các lợi ích khác như môi trường chẳng hạn.  Các yếu tố chính sau đây đã thu hút sự chú ý và dùng nông sản hữu cơ của những người giàu có và giới xanh trên thế giới: 

Sức khoẻ con người:  Sức khoẻ là lý do hấp dẫn hơn hết của giới tiêu thụ nông sản hữu cơ, mặc dù chưa có nhiều thông tin khoa học chứng thực cho sự lợi ích này.  Nhưng sự hiện diện ngày càng nhiều của các chất hóa học trong hệ thống canh tác làm cho nhiều người nghĩ ngay đến sự cần thiết của sản phẩm thiên nhiên, không có sự can thiệp của con người.  Có thể ngay cả một số người muốn trở về nguồn- muốn có các thức ăn thu hoạch được từ thiên nhiên, không trái với luật tạo hóa.

Sức bền vững trong nông nghiệp:  Từ lâu các chuyên gia nông nghiệp tin tưởng rằng chất hữu cơ có thể giúp cho nền nông nghiệp được bền vững hơn so với sử dụng các chất hóa học, vì nguồn cung cấp chất hữu cơ có thể làm cho cơ cấu sản xuất hòa hợp với thiên nhiên và trở nên cân bằng, lành mạnh cho tiềm năng sản xuất nông sản.  Cho nên, nền nông nghiệp hữu cơ có dấu hiệu tích cực và có thể giúp tránh ảnh hưởng tiêu cực do con người gây ra.

Đất đai:  Chất hữu cơ là chất đệm tạo ra từ các loài thảo mộc và động vật trong đất, có khả năng cải thiện cơ cấu và kiến trúc của đất, kết hợp các phân tử đất chặt chẽ hơn, giúp môi trường vật chất được bền vững hơn.  Những phương pháp canh tác như luân canh, xen canh, cộng sinh, vụ mùa với thảo mộc che đất, làm đất tối thiểu và phân hữu cơ là những yếu tố cơ bản của ngành canh tác hữu cơ. Trong hệ thống này, chu kỳ dinh dưỡng và năng lượng được tăng gia cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưởng và nước của đất được cải tiến.  Cách quản lý kỹ thuật này giữ một vai trò rất quan trọng để chống sự soi mòn do nước chảy hoặc làm cố định cho loại đất cát.  Do đó, mức độ đất bị soi mòn sẽ giảm bớt, đa dạng sinh học của đất gia tăng, và sự hao mòn chất dinh dưỡng giảm bớt, và làm tăng thêm khả năng sản xuất của đất đai.

Nước:  Sự sử dụng nhiều chất hữu cơ để thay thế phân hóa học sẽ làm giảm bớt mức ô nhiểm của dòng nước trong đất và môi trường do sử dụng thái quá phân hóa học và các loại thuốc sát trùng, diệt cỏ.  Sự thay thế bằng các loại phân hữu cơ như compost, phân thú vật, phân xanh làm tăng đa dạng sinh học (vườn cây lâu năm làm củng cố kiến trúc đất đai và thẩm thấu nước). 

Bầu không khí: áp dụng phân đạm nhiều có thể sản xuất chất khí nitrous oxide làm ảnh hưởng đến tăng gia sức nóng toàn cầu.  Chất khí này mạnh gắp trăm lần ảnh hưởng của thán khí.  Mỗi năm có độ 5,7 triệu tấn nitrous oxide sản xuất trên thế giới, có thể gây ra những trận mưa acid hoặc những khoảng trống ở tầng khí ozone, làm các tia cực tím xâm nhập vào trái đất nhiều hơn, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

Đa dạng sinh học: Những nông dân hữu cơ là những người áp dụng đa dạng sinh học ở mọi góc độ.  Đối với gen, những hạt giống và cách lai tạo nhằm tăng gia tính chống kháng sâu bệnh và chịu đựng các loại khí hậu khắc nghiệt.  Ở loài vật, các loại tổng hợp tạp chủng của các thảo mộc và động vật sẽ làm các hệ thống dinh dưỡng và chu kỳ năng lượng của sản xuất nông nghiệp được tối hảo. Ở hệ thống sinh thái, sự bảo vệ các vùng thiên nhiên, các mảnh vườn hữu cơ và những nơi không áp dụng các đầu vào hóa chất tạo nên các vùng sinh thái phù hợp cho đời sống hoang dã, thiên nhiên. 

GMO:  Có dư luận cho rằng các loài GMOs (những vật cải biến di truyền) được xem như là mối nguy cơ làm ô nhiểm sinh môi và làm lo ngại cho hệ thống hữu cơ, vì GMOs có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cần hiểu biết thấu đáo nhiều hơn.  Do đó, ngành nông nghiệp hữu cơ có lập trường bảo thủ và đề phòng đối với GMOs và bảo đảm rằng trong hệ thống hữu cơ không có cố ý sử dụng các loại GMOs.

Dịch vụ môi sinh: ảnh hưởng của ngành nông nghiệp hữu cơ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phù hợp cho hệ thống môi trường nông học lành mạnh.  Đó là sự sinh tồn cho cả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ thiên nhiên.  Các dịch vụ môi sinh gồm có: bồi dưỡng cấu tạo đất đai, điều chỉnh và ổn định đất, tái sử dụng chất cặn bả, tồn trữ chất carbon trong đất, tái tạo chất dinh dưởng, tác động thù nghịch thiên nhiên, sự thụ phấn hoa và bão vệ môi sinh.

Cho nên, đối với sự lựa chọn sản phẩm hữu cơ, người tiêu thụ qua khả năng mua sắm, làm giảm bớt các tác động tiêu cực cho môi trờng. Do đó, sự tổn phí tiềm ẩn của nông nghiệp về môi trường, đặc biệt sự thoái hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên được giảm bớt đáng kể.

Các vấn đề còn tranh luận hiện nay

Ngành nông nghiệp hữu cơ đang phát triển mạnh ở các nước đã tiến bộ và các thành phần giàu có trong các nước đang phát triển sớm.  Nhu cầu của họ càng ngày càng tăng trong chiều hướng muốn xa lánh các ảnh hưởng của nền văn minh hiện tại và đời sống cơ giới.  Các chất hóa học và các sản phẩm có tính chất nhân tạo hoặc biến đổi thiên nhiên là những yếu tố đáng nghi ngờ có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của con ngừời và thiên nhiên.  Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác, không thích hợp với quan niệm nêu trên. Người ta đã đặt ra một số nghi ngờ đối với vấn đề sử dụng phân hữu cơ.  

An ninh thực phẩm hữu cơ: Liệu sản xuất thực phẩm hữu cơ có đủ nuôi dân chúng hiện  ở những nơi còn sản xuất thực phẩm chưa đủ và thiếu đói?  Thật vậy, sự sản xuất chỉ sử dụng phân hữu cơ không làm gia tăng năng suất và sản lượng theo kịp với mức độ gia tăng dân số hiện nay trong nhiều nước đang phát triển.  Vì thế, sử dụng phân hữu cơ đã giảm dần ở Trung Quốc và miền Bắc và nhường chỗ cho phân hóa học để sản xuất nhiều thực phẩm nuôi dân.

Câu hỏi thứ hai được nêu ra liệu sử dụng phân hữu cơ có làm cho môi trường bị ô nhiễm  và nguy hại đến sức khoẻ con người?  Hiện nay, người ta cũng nghi ngờ đến thực phẩm hữu cơ có thể mang đến chất ô nhiễm sinh học từ phân hữu cơ.  Chẳng hạn, phân chuồng có thể mang các mầm bệnh của con người.  Tuy nhiên, nếu phân này được chế biến đúng phương pháp có thể làm giảm bớt nguy cơ đó.  Vi khuẩn E. coli được sản xuất từ các loại trâu bò ăn cỏ hoặc ngủ cốc có thể tuyền nhiễm cho con người qua các loại thịt đươc bày bán ngoài chợ.  Mycotoxins là những loại nấm do sự mốc meo có thể gây mối đe dọa cho sức khoẻ con người, đặc biệt loại aflatoxins làm ung thu gan.  Do đó, ngành nông nghiệp hữu cơ tốt cần phải chú ý đến lề lối sản xuất và cách biến chế sau khi thu hoạch.

Vấn đề giá cao của các thực phẩm hữu cơ cũng được nêu lên vì giá thành sản xuất cao là do sản xuất số lượng nhỏ, năng suất thấp, có tính cô lập với hệ thống sản xuất truyền thống, cũng như sự chế biến và chuyên chở tốn kém.  Do đó, giá của sản phẩm hữu cơ thường cao hơn loại truyền thống từ 20 đến 40% ở các siêu thị hiện nay ở Âu Mỹ.

Nhản hiệu và cầu chứng:Các nhản hiệu và cầu chứng cho các sản phẩm hữu cơ rất cần thiết nhằm phân biệt với các sản phẩm khác; tuy nhiên sự cầu chứng rất tốn kém.  Đối với nông dân nghèo với sản phẩm thặng dư để bán rất ít nên nông sản hữu cơ có thể không có giá trị kinh tế. Ngoài ra, áp dụng kỹ thuật nông sản hữu cơ cũng còn gặp trở ngại vì nông dân chưa có đủ kiến thức hoặc được hướng dẫn để sản xuất đúng tiêu chuẩn.  Hiện nay có hàng trăm tiêu chuẩn khác nhau do nhiều cơ quan, tổ chức và các quốc gia thiết lập, vì thế gây rất nhiều khó khăn cho ngành thương mãi quốc tế.  Trên thế giới có hai tổ chức lớn quan tâm và phát triển các tiêu chuẩn - ủy ban Codex thực phẩm (the Codex Alimentarius Commission) và Liên Bang Quốc Tế về Phong Trào Nông Nghiệp Hữu Cơ (IFOAM) được thành lập vào năm 1972 với 750 hội viên.  Ngoài ra, còn có World Trade Organization (WTO), International Organization for Standardization (ISO), European Committee for Standardization (CEN), v.v.

Vấn đề cầu chứng hết sức quan trọng để bảo vệ cả giới sản xuất và tiêu thụ.  Thể thức cầu chứng gồm có 3 giai đoạn: Kiểm tra để xác nhận sản xuất và bảo quản đúng theo các tiêu chuẩn, ghi danh các sản phẩm và quá trình hoạt động của người sản xuất, biến chế và thương buôn. Cầu chứng phải do cơ quan có tín nhiệm và độc lập để xác nhận sản phẩm được kiểm tra, chứng nhận và đóng dấu hợp pháp.

Các nông sản hữu cơ trên thị trường hiện nay:

Sản phẩm động vật: Mỹ và châu Âu như Ao Anh, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Hà Lan sản xuất các loại thực phẩm sữa bơ, trứng và thịt hữu cơ.  Một số dự án về cá và sò nghêu ở Mỹ, Ba Tây, Hà lan và Anh quốc.

Sản phẩm rau quả: Cộng Đồng Âu Châu và Mỹ là những nhà sản xuất lớn về rau cải, khoai tây, cà rốt, hành và cà chua.  Một số nước đang phát triển cũng trồng các loại   hữu cơ như Argentine, Ba Tây, Costa Rica, Chile, Mexico, Uruguy, Ai Cập, Tunisie, Thổ Nhị Kỳ, Ba lan, Uganda, Ghana, Ân Độ, Trung Quốc, v.v.

Loài đậu: Có loài như pea, beans, lentils, chickpea được trồng ở Argentina, Ba Tây, Honduras, Mexico. Nicaragua, Peru, India, Ai Cập.  Mỹ là nhà sản xuất lớn về loại đậu khô.  

Cây gia vị và cỏ: Ai Cập là nơi sản xuất lớn các loại sản phẩm gia vị và các loại cỏ.  Các xứ khác cũng sản xuất như Ba Tây, Chili, Colombia, Philippine, Sri Lanka, Togo, Uganda, Zimbawe, Tunisia, Thổ Nhị Kỳ,..

Trái cây và hạt: Châu Âu, Mỹ, Do Thái và Uc là những nhà sản xuất lớn về trái cây và hạt hữu cơ.  Dominican Republic sản xuất lớn về chuối hữu cơ; các xứ Nam Mỹ La Tinh sản xuất xoài hữu cơ; Tân Tây Lan, Pháp và Chili có trái Kiwi hữu cơ; Argentina và Hungary có dâu tây hữu cơ.  Châu Mỹ La Tinh (Ba Tây, El Salvador, Guatemala...), châu A (Ân Độ và Sri Lanka) và Châu Phi (Madagascar, Mozambique và Tanzania) sản xuất hạt điều hữu cơ.

Trà, Cà phê, Cocoa: Cà phê là sản phẩm trồng nhiều nhứt ở các nước đang phát triển ở châu Mỹ La Tinh (Bolivia, Ba Tây, Columbia), nhiều hơn hết ở Mexico, châu A (Ân Dộ, Indonesia, Philippin, Sri Lanka,..), châu Phi (Uganda).  Ân Độ và Sri Lanka là những xứ sản xuất trà hữu cơ lớn nhứt. Còn  Bolivia về Cocoa hữu cơ.

Lúa gạo hữu cơ cũng là một thực phẩm quan trọng trên thế giới, được sản xuất tại một số nước đã tiến bộ cũng như đang phát triển, nhưng chưa có thống kê rõ ràng.  Hiện nay, lúa gạo hữu cơ được trồng khá nhiều ở châu A, như Trung Quốc, Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Philippin, Thái Lan và Sri Lanka.  Loại lúa này cũng đang đựợc trồng ở Mỹ, Costa Rica, Guyana, Suriname và Uruguay trong khi đó Pháp, Y và Tây Ban Nha là những xứ cung cấp lớn cho thị trường châu Au.  Trong năm 2000, các loại gạo hữu cơ được bán ra ở thị trường thế giới gồm có gạo Basmati, gạo lức, nếp, gạo trắng biến chế sẳn, bánh gạo từ gạo trắng và gạo lúa dại.

Hạt có dầu:  Bắc Mỹ, châu Âu và nhiều nước đang phát triển cũng sản xuất nhiều loại hạt có dầu.  Như dừa ở Colombia, Costa Rica, Honduras, Ân Độ, Sri Lanka, Madagascar. Hạt mè ở Ba Tây, Bolivia, Colombia, Mexico, Burkina Faso, Gambia, Malawi, Ân Độ, Sri Lanka.  Đậu nành ở Mỹ, Argentina, Pháp và Áo.

Quản lý canh tác hữu cơ:

Sự sản xuất các loại thực phẩm hữu cơ thật sự đòi hỏi áp dụng chặt chẽ các kỹ thuật quản lý như sau:

Quản trị đất: Về nông học, cần chú ý đến phương pháp luân canh, hưu canh, số vụ mùa, xen canh, mulching theo hàng, gieo hạt. Về bảo quản dinh dưởng đất đai: dùng phân chuồng, phân bắc, phân cá, compost, phân xanh, phân sinh học, rác rến, v.v.  Về làm đất, cần quan tâm đến cày bừa ít, đốt cỏ, phơi nắng, cày ải, v.v. Và cũng chú trọng đến vấn đề đa dạng sinh thái đất đai như vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, loại cộng sinh, trùng đất, sâu bọ trong đất.

Quản trị mùa màng: Cần áp dụng  phương pháp quản trị dịch hại tổng hợp (IPM), quản trị sinh học (bảo vệ thù nghịch thiên nhiên, bẩy mồi, tạo nơi trú ẩn, v.v.) và dùng thuốc sát trùng sinh học như Dris dust, Pyrethrum, Rotenone, Neem, v.v.

Ap dụng các đầu vào bằng hữu cơ: Dùng hạt giống, cây con hoặc chiết cành không có bảo vệ bằng hóa chất, phân hữu cơ, dùng các chất được chế biến thiên nhiên, sử dụng thiết bị và năng lượng như dụng cụ làm cỏ, phòng lạnh, vật dụng cho nhà kiếng.  Nước tưới tiêu không bị nhiễm độc và chứa các chất kim loại nặng như selesium, Mn, v.v.

Quản trị hậu thu hoạch: Thu hoạch, phân loại, tồn trữ, dùng chế biến cổ truyền hoặc công nghệ biến chế, cách làm bao bì và chuyên chở bằng chất sinh học dễ hủy hoại.

Kết luận

Kỷ nghệ hữu cơ đã tạo ra cơ hội sản xuất  thực phẩm an toàn cho con người, cung cấp công ăn việc làm ở nông thôn và thành thị, và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được vững bền.  Ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ đã xuất hiện nhiều năm, nhưng gần đây mức cầu vượt cung tại nhiều nước phát triển; cho nên các nước này phải nhập khẩu để thoả mãn nhu cầu giới tiêu thụ. Do đó, một thị trường mới trong nông nghiệp đang mở rộng cho các nước đang phát triển trên thế giới lưu ý. Tuy nhiên, những cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng người tiêu thụ thường nghi ngờ vào các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu dù có nhản hiệu cầu chứng rõ ràng.  Ở Mỹ, Thụy Sĩ, Áo và Đan Mạch giới tiêu thụ ưa thích những sản phẩm hữu cơ sản xuất nội địa. Nếu cần nhập khẩu họ thích các sản phẩm của các nước láng giềng. Cho nên, muốn thành công trong xuất khẩu nông sản hữu cơ cần có nhiều cố gắng để tranh thủ lòng tin của giới tiêu thụ với các sản phẩm hội đủ tiêu chuẩn vệ sinh và giá cả cạnh tranh. Trong trường hợp này, hợp tác với các ngành thương mại địa phương để có những nhản hiệu tương tự như của địa phương để người tiêu thụ dễ chấp nhận.  Ngoài ra, cần chú ý đến các khuynh hướng xuất hiện gần đây trong lãnh vực hữu cơ: Giới tiêu thụ tin tưởng vào các siêu thị nhỏ chuyên bán hữu cơ, đóng bao bì bằng những chất sinh học dễ tiêu hủy, sản phẩm hữu cơ tiện dụng (như salad đóng bao), thương mãi bằng Internet, bán thức ăn hữu cơ ở những canteens và quán hàng công cộng.

Tóm lại, để phát huy mạnh mẽ ngành sản xuất nông sản hữu cơ trong nước hoặc từng vùng cần có các thành tố cơ bản như sau:

(i) Cần có chính sách và sự hỗ trợ thích hợp, đặc biệt tín dụng, để khuyến khích nông dân chuyển đổi sang những lề lối sản xuất nông sản hữu cơ.

(ii) Thành lập các tiêu chuẩn và luật lệ cũng như cần có hệ thống kiểm tra chất luợng có uy tín và độc lập.

(iii) Có đủ kiến thức và thông tin để hướng dẫn sản xuất nông sản hữu cơ thực sự và dùng các đầu vào bằng hữu cơ.

(iv) Quản lý tốt khâu hậu thu hoạch, hạ tầng cơ sở và các phương tiện liên hệ.

(v) Cần có liên hệ tốt và đáng tin cậy với các nhà nhập khẩu, thương buôn hoặc các nhà bán sĩ ở một số thị trường mục tiêu.

(vi) Liên hệ mật thiết với các siêu thị bán nông sản hữu cơ hoặc các nơi tiêu thụ loại nông sản này để có thể cung cấp sản phẩm liên tục suốt năm.

9-2002

 

 

TàI LIệU THAM KHảO

-          FAO, 2002. Organic agriculture, environment and food security, eds by N.E. Scialabba and C. Hattam.  FAO, Rome, pp 252.

-          International Trade Centre, UNCTAD CNUCED and WTO OMC. 1999. Organic food and beverages: World supply and major European markets, pp 271.

 

 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free