Công nghệ sinh học
công nghỆ sinh hỌc nông nghiỆp:
TiẾn bỘ và công luẬn
Trần Văn Đạt, Ph. D.
Công nghệ sinh học đã có hàng ngàn năm trên thế giới, chẳng hạn cách làm giấm và nấu rượu ở châu A, làm bánh mì, rượu vang và phó-mát (cheese) ở Âu Mỹ qua công nghệ sinh học “lên men”, nhưng công nghệ sinh học hiện đại mới xuất hiện từ nửa thế kỷ vừa qua. Ơ Việt Nam, người Lạc Việt đã biết nấu rượu từ lúa nếp cách đây hơn 2.000 năm. Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp đã ghi chép rằng: “Lúc ban đầu lập quốc (đời Hùng Vương cách nay khoảng 2.700 năm), quốc dân ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc; lấy cỏ ống làm chiếu nằm; lấy gạo ngâm làm rượu; lấy cây quang lang, cây soa-đồng làm bánh;...”.
Với những tiến bộ khoa học vượt bực ngày nay, công nghệ sinh học có thể làm biến đổi gen hoặc cấy gen vào sinh vật để có thể cống hiến cho nhân loại nhiều cơ hội quý báo để cải tiến và phục vụ đời sống con người, nhưng vẫn còn nhiều trắc trở và may rủi ẩn tàng. Dù công luận vẫn còn tranh cải về sử dụng các loại nông sản biến đổi gen, chúng ta cũng có thể đã dùng ít nhiều loại thực phẩm này trong một số bữa ăn hàng ngày, chẳng hạn bánh mì, các loại bánh làm bằng bột mì, dầu ăn làm bằng bắp, đậu nành, chất mù tạt, v.v. Vì quá mới lạ, công nghệ sinh học đang gặp nhiều dư luận chống đối, chủ yếu từ các giới môi sinh và một số nước tiến bộ. Trước đây, lúa Thần Nông, khi mới được giới thiệu đến nông dân, cũng bị một số dư luận chỉ trích gay gắt về cây lúa lùn thấp nên làm công việc cấy khó khăn, làm mỏi lưng và nặng nhọc thêm cho người nông dân, v.v. Cũng vậy, việc nhập nội cá rô Phi (Tilapia) vào thập niên 1950s-60s cũng gặp nhiều khó khăn với lời đồn đãi là ăn cá rô Phi bị cùi! Tuy nhiên, những loại nông sản do đột biến hoặc ngẩu biến, cũng là loại nông sản biến đổi gen, được bày bán ngoài thị trường, nhưng thoát khỏi búa rìu dư luận chống đối vì đã xuất hiện và được dùng hàng thập niên qua và có thể ít người để ý đến loại này.
1. Vài tiến bộ nổi bậc trong công nghệ sinh học
Tại Mỹ, các nông sản biến đổi gen (BĐG) gồm phần lớn bắp, đậu nành, cà chua, mù tạt đã được thương mãi hóa từ 5-6 năm vừa qua. Tuy nhiên, ở châu Âu, các nhóm “xanh” quá mạnh và giới tiêu thụ khó tánh hơn (hoặc đầu óc ganh tị vì kỹ thuật đi sau Mỹ) chưa có loại nông sản BĐG nào được chấp nhận đưa vào thị trường vì luật lệ ràng buộc liện hệ đến các rủi ro tiềm ẩn của loại thực phẩm này.
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt Trung Quốc, Ba Tây và Ân Độ đầu tư nhiều hơn hết vào khâu khảo cứu các nông sản BĐG. Ơ châu A, hai nước Trung Quốc và Ân Độ đang tranh nhau mãnh liệt để dẫn đầu lãnh vực này. Trung Quốc đã bắt đầu phát triển mạnh công nghệ sinh học từ giữa thập niên 1980s. Họ đã tăng ngân khoản đầu tư cho ngành này từ 8 triệu vào 1986 lên 112 triệu đô la vào 1999. Số chuyên gia của ngành tăng từ 740 lên 1988 người trong cùng thời gian. Vào đầu năm 2001, nhà nước đã tuyên bố kế hoạch để tăng ngân khoản dành cho công nghệ sinh học lên 400% trước 2005. Vào 1997, giống bông vải (Bt) BĐG chống sâu đụt quả lần đầu tiên được chấp thuận cho phổ biến, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu giữa các Viện Trung Quốc và công ty hạt giống lớn nhất thế giới Monsanto của Mỹ. Diện tích trồng bông vải BĐG đã gia tăng từ 2.000 ha lên 700.000 ha trong 3 năm, từ 1.997 đến 2.000, hay chiếm khoảng 20% tổng số diện tích trồng bông vải toàn quốc. Theo báo cáo, nhờ sử dụng loại giống bông vải Bt số lần phun thuốc sát trùng giảm đi 13 lần trong một vụ mùa, nghĩa là giảm tổn phí sản xuất được 762 đô la/ha.
Đến nay, ngoài bông vải BĐG, Trung Quốc còn đang nghiên cứu các nông sản BĐG khác như cây lúa (kháng sâu, bệnh và cỏ), lúa mì (kháng vi khuẩn và cải thiện chất lượng), bắp (kháng sâu và cải tiến chất lượng), đậu nành, khoai tây, đu đủ, v.v., nhưng chưa dám thương mãi hóa như trường hợp đậu nành BĐG đã hoàn tất nghiên cứu chẳng hạn. Ngành công nghệ sinh học Trung quốc phát triển rất mau lẹ là do ba yếu tố: chính sách quyết tâm của nhà nước, nhiều chuyên gia được huấn luyện tốt ở nước ngoài và hoạt động khảo cứu ít tốn kém so với các nước đã phát triển. Vào đầu năm 2000, họ đã hoàn tất bảng đồ gen của cây lúa Indica; thành quả này sẽ giúp cho các công tác lai tạo giống lúa, các ngủ cốc và hoa màu khác được hữu hiệu, chính xác và mau chóng hơn sau này.
Riêng nước Ân Độ đã tuyên bố đặt ưu tiên cao nhứt cho ngành tin học cách nay độ 10 năm. Gần đây lại quan tâm rất nhiều đến ngành công nghệ sinh học vì họ có đội ngũ cán bộ, chuyên gia lớn và tay nghề cao trong lãnh vực di truyền. Chương trình công nghệ quốc gia được Chính phủ cấp 15 triệu và giới tư nhân đầu tư khoảng 10 triệu mỗi năm, nhưng sự tiến bộ còn chậm hơn Trung Quốc vì giới môi sinh và nhóm “xanh” chống đối mãnh liệt cũng như lập trường của chính phủ Ân Độ còn bảo thủ hơn Trung Quốc. Ân Độ cũng vừa chấp nhận thương mãi hóa bông vải BĐG vào năm 2002 mà thôi. Trong khi xứ Ba Tây đầu tư vào ngành này độ 10-15 triệu mỗi năm, nhưng vẫn còn gặp nhiều chống đối của một vài thành phần trong xã hội.
Trên thế giới, diện tích trồng nông sản BĐG đã tăng rất nhanh từ 2.60 triệu ha trong năm 1996 lên 11,51 triệu ha 1997, 28,62 triệu ha 1998, 41,48 triệu ha 1999, 44,2 triệu ha 2000 và 50 triệu ha 2001, bình quân tăng gia gần 8 triệu ha mỗi năm. Độ 99% diện tích loại nông sản này tập trung ở bốn nước: Mỹ, Canada, Argentina và Trung quốc, với bốn nông sản BĐG như đậu nành (36%), bông vải (16%), mù tạt (11%) và bắp (7%). Cũng nên chú ý rằng nông sản BĐG kháng thuốc diệt cỏ chiếm đến 74%, trong khi đó kháng sâu chỉ chiếm 19% và có khuynh hướng thuyên giảm dần. Do đó, các công ty tư nhân đầu tư lớn nhất chỉ nhằm để khuyến khích sử dụng thuốc diệt cỏ do các công ty khác sản xuất, trong khi nghiên cứu kháng sâu để ít dùng thuốc sát trùng thì lại ít hơn. Cho đến nay còn rất ít nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm tăng mức chịu đựng của hoa màu đối với các điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, lũ lụt, đất mặn và phèn.
Mặc dù thị trường của các hoa màu BĐG bùng phát mạnh trong 6 năm qua, các loại sản phẩm xuất phát từ động vật BĐG chưa được đưa ra thị trường thương mãi. Hiện nay, có hơn 50 loại gen được gắn nạp vào loài thú. Nông sản BĐG đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với loài thảo mộc vì kỹ thuật BĐG làm xáo trộn tình trạng sinh lý ảnh hưởng đến sự sinh sản của các loài động vật. Viễn ảnh của các thức ăn thịt BĐG đem ra bán ở thị trường không được công luận hoan nghinh lắm. Những cuộc khảo sát gần đây cho biết rằng giới tiêu thụ thích dùng hoa màu BĐG hơn là thịt cá BĐG, nhưng vài loại thuốc trị bệnh cho con người biến chế từ động vật dường như có thể chấp nhận được.
Có nhiều cuộc nghiên cứu thành công về cá BĐG, nhưng chưa thấy loại thức ăn này xuất hiện ở thị trường. Phần lớn cá BĐG là do chuyển các kích thích tố sản xuất gen vào các loại cá, làm tăng mức sinh trưởng và năng suất thu hoạch. Các vấn đề đạo đức, văn hoá và môi trường cũng được nêu lên trong công luận, nhưng giới ủng hộ cho rằng tuyển lựa các loài cá lạ đóng góp vào đa loại sinh thái, giúp cho tăng gia sản xuất cá trên thế giới.
Bản đồ genome: Lúa gạo là nguồn thức ăn quan trọng của hơn phân nửa dân số trên thế giới. Hiện nay, thế giới vẫn còn hơn 800 triệu người đói kém, trong đó có hơn 200 triệu trẻ em. Đây là nỗi lo lắng lớn của các nhà lãnh đạo các nước liên hệ, thế giới và Tồ Chức Lưong Nông Quốc tế (FAO). Những cố gắng khoa học, đặc biệt lai tạo giống , dùng chất nông hóa và cải tiến kỹ thuật canh tác vẫn chưa đáp ứng đựơc nhu cầu gạo ngày càng gia tăng tại nhiều nước đông dân, ít đất; vẫn chưa làm giảm bớt số ngừoi nghèo và đói kém. Người ta trông đợi nhũng tiến bộ và phát minh mới trong lãnh vực công nghệ sinh học.
Trong nông nghiệp, vào ngày 5-4-2002 vừa qua, các nhà khảo cứu Trung Quốc và Thụy Sĩ đã đăng trong tạp chí Khoa Học (Science) nổi tiếng thế giới về sự thành công đầu tiên của họ liên hệ đến hoàn thành bản thảo nối tiếp gê-nôm của cây lúa Indica và Japonica. Sự kiện nầy là một biến cố lớn trong giới khoa học, tạo nhiều hy vọng mới trong ngành nông nghiệp vì kết quả cuộc nghiên cứu đó đã giúp cho các nhà lai tạo giống và các chuyên gia khác có khả năng đột phá và khắc phục được các vấn đề khó khăn hoặc nan giải trong nông nghiệp.
Tại Sao Cây Lúa? Trong thảo mộc có hàng ngàn loại cây cỏ, nhưng các nhà khoa học đã lựa chọn cây lúa (Oryza sativa) làm mô hình đại diện cho các loài cây đơn tử diệp thuộc họ Hòa bản và cây mù tạt (Arabidopsis sp.) tượng trưng cho các loài cây khác có lá rộng thuộc song tử dịệp trong công tác nghiên cứu về gê-nôm. Cây lúa được chọn để khảo cứu vì lý do sau đây:
· Cây lúa có gê-nôm đơn giản hơn hết trong họ Hoà bản nên dễ nghiên cứu nối tiếp gê-nôm và ít tốn kém, chỉ có độ 430 triệu cặp bases, cây bắp có đến 3 tỉ và cây lúa mì 16 tỉ. Riêng cây mù tạt thì đơn giản hơn hết, chỉ có độ 125 triệu cặp bases mà thôi và con người có 3,1 tỉ.
· Cây lúa và các loại cây Hòa bản khác như lúa mì, lúa mạch, bắp, lúa miến... có cùng chung bản đồ di truyền. Cho nên, cây lúa có thể là loại điển hình cho tất cả cây thuộc họ Hoà Bản, trong khi cũng có những dị biệt của từng loại cây. Khi hoàn tất, bản đồ nối tiếp gen có thể cung cấp thông tin về các gen tương tự và vị trí điều khiển của chúng ở các loại ngũ cốc khác. Vì thế, những kết qủa nghiên cứu trên cây lúa có thể đem áp dụng cho các loại cây hòa bản nêu trên.
· Cây lúa là thức ăn căn bản của hơn 3 tỉ người trên thế giới.
Tiến Trình Nghiên Cứu Gênôm Lúa: Nhờ vào thành công xây dựng bản đồ gê-nôm của con người, các nhà khoa học đặc biệt để ý đến loài thảo mộc làm thức ăn cho loài người, trong đó có lúa gạo. Nhiều công ty tư và công cũng như các đại học, viện nghiên cứu đã và đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về gê-nôm trong khoảng hai thập niên qua. Những chương trình và dự án về gê-nôm quan trọng và có tầm mức quốc tế hiện nay gồm có:
Dự án Nối Tiếp Gê-Nôm quốc tế: dự án quốc tế này là sự nối tiếp của chương trình khảo cứu gê-nôm lúa Nippobare (japonica) của Nhật Bản khởi sự từ năm 1991 cho đến năm 1997. Vào năm 1997, một cuộc họp về “Sinh học phân tử thảo mộc quốc tế” được tổ chức ở Singapore để thảo luận hợp tác nối tiếp toàn thể gê-nôm của cây lúa. Sau đó, trong một cuộc họp được tổ chức vào tháng 2-1988 ở Tsukuba – Nhật bản. Dự án Nối Tiếp Gê-nôm quốc tế được phát động thực hiện và dự trù hoàn tất trong 10 năm (2008). Dự án nầy là một tổ hợp quốc tế gồm nhiều khoa học gia trên thế giới tham dự với mục tiêu là hoàn thành nối tiếp gê-nôm lúa. Nhóm nầy gồm có 10 quốc gia, dẫn đầu bởi Nhật Bản và các nước khác như Anh quốc, Ân Độ, Ba Tây, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Thái Lan và Trung Quốc, hợp tác thực hiện nối tiếp gê -nôm trên 12 nhiễm sắc chất của cây lúa.
Nhờ một công ty hạt giống lớn nổi tiếng ở Mỹ và thế giới, công ty Monsanto cho phổ biến bản dự thảo nối tiếp gê-nôm lúa mà họ vừa hoàn tất vào ngày
Công ty Mosanto là một công ty lớn của Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu nối tiếp gê-nôm cho giống lúa Nipponbare thuộc loài phụ Japonica. Và 4-4-2000, công ty nầy đã tuyên bố làm xong bản thảo nối tiếp gê-nôm của cây lúa và sẵn sàng cung cấp mĩễn phí cho các khoa học gia khai thác và sử dụng. Tin tức này chấn động trong giới khảo cứu gê-nôm và cuộc tranh đua hoàn tất bản đồ gê-nôm với thời gian sớm nhất bắt đầu. Tin tức về nghiên cứu của công ty Monsanto được đăng trong tạp chí Sinh Lý Thảo Mộc vào tháng 3-2001 (volume 125).
Viện Gê-nôm Bắc Kinh trực thuộc Trung Tâm Gê-nôm và Thông Tin sinh học của Trung quốc. Trong năm 1993, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên cứu gen của Thượng Hải nhận được 3,8 triệu đô la để thành lập bản đồ vật lý cho giống lúa Indica: 93-11 và PA 64s (Cha mẹ của lúa lai Liang- Yon-Pei-Jin) và sữa soạn thực hiện nối tiếp gê-nôm trong 5 năm. Các khoa học gia Trung Quốc với sự hợp tác của trường Đại Học Washington ở tiểu bang Washington, Mỹ đã hoàn tất bản nối tiếp gê-nôm và thông tin nầy đã được đăng trên tạp chí Khoa học ngày
Viện Nghiên Cứu Torrey Mesa thuộc công ty Syngenta đã ngiên cứu giống lúa Nipponbare thuộc Japonica và hoàn tất bản đồ vật lý và di truyền cho nối tiếp gê-nôm. Các thông tin nầy đã được đăng trên báo Khoa học (volume 296) vào ngày
Công cuộc tiếp nối gê-nôm của Bắc Kinh và Syngenta đã hoàn tất nhanh chóng hơn Dự An Gê-Nôm Quốc Tế là do sử dụng phương pháp “súng ngắn trên toàn gê-nôm” để “nghiền nát” gê-nôm thành những mảnh nhỏ và sau đó phân tách, gỡ tín hiệu để cuối cùng kết hợp từng mảnh trở lại. Trong các chương trình nghiên cứu gê-nôm nêu trên, chỉ có Dự An Gê-Nôm Quốc tế có nghiên cứu với nhiều chi tiết, tốn kém và chính xác hơn hết, đạt đến 99,99 % cho toàn gê-nôm. Kế đến Nhóm khảo cứu gê-nôm của Syngenta có đến 99% chính xác và gê-nôm của Trung Quốc ít chính xác nhất, độ 92%.
Là cây trồng đầu tiên được nối tiếp gê-nôm, cây lúa cho thấy nhiều sự phức tạp hơn mà các nhà khoa học chưa nghĩ đến vì cây lúa có nhiều gen nhỏ hơn và dày đặc hơn. Cây lúa có nhiều gen hơn con người. Nhóm khoa học gia Trung Quốc ước định gĩưa 53.000 và 65.000 gen, trong khi nhóm Syngenta uóc lượng từ 33.000 đến 55.000, so sánh với 35.000 của con người. Ngoài ra, hình dạng gen của cây lúa thường nhỏ hơn con nguừơi. Chiều dài gen của lúa Indica có 4.500 cặp bases so với 72.00 cặp bases ở con người.
Tuy nhiên, còn có những thử thách lớn trong khảo cứu gê-nôm lúa như xác định những loại gen xa lạ vừa được khám phá trong các nghiên cứu về nối tịếp gê-nôm. Thứ hai là sự hiểu biết về một số gen lúa bất thường có những vai trò khác nhau trong các mô khác nhau khi phản ứng với môi trường. Thứ ba là tìm hiểu các gen ảnh hưởng với nhau và với môi trường để điều khiển sự phát triển và phản ứng bảo vệ cây lúa.
Gạo vàng: Sự xáo trộn chất dinh dưỡng trên thế giới là nguyên nhân làm chết độ 24.000 người mỗi ngày. Thống kê còn cho biết rằng mỗi năm có độ 2,4 tỉ đàn bà và trẻ con bị bệnh thiếu dinh dưởng về chất sắt và 400 triệu trẻ con bị thiếu chất sinh tố A (Potrykus, 2003). Nhiều nước đã cố gắng phát động chương trình xóa đói giảm nghèo cùng các chương trình bổ túc thêm các chất dinh dưỡng hàng ngày và đa dạng hóa thức ăn để làm giảm thiểu tình trạng xáo trộn dinh dưỡng nêu trên, nhưng không làm sao giải quyết hoàn toàn, nhứt là ở những nước còn kém tiến bộ. Bệnh thiếu sinh tố A thường gây ra bệnh mù mắt ở trẻ con và ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến sự bảo quảm hệ thống miển nhiễm trong con người. Bệnh thiếu sinh tố A thường xảy ra trong các nước dùng lúa gạo làm thức ăn căn bản vì gạo không chứa nhiều loại sinh tố này. Do đó công nghệ sinh học gần đây đã chú ý đến vấn đề dinh dưỡng thiếu chất sắt vá sinh tố A và đã làm một tiến bộ lớn trong nghiên cứu về dinh dưỡng của lúa gạo – lúa vàng, loại lúa biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền sinh tố A (b-carotene) và cùng mộ số lượng lớn chất sắt.
Gạo vàng là một thành quả lớn của một chương trình nghiên cứu của một đội ngũ khoa học gia Đức quốc dưới sự tài trợ 100 triệu đô la bởi cơ quan Rockerfeller Foundation của Mỹ. Đội ngũ này được hướng dẫn bởi Giáo sư Ingo Potrykus ở Swiss Federal Institute of Technology, và Dr Peter Beyer, Đại học Freiburg, Đức. Các nhà khoa học đã đưa tất cả 7 gen lạ vào giống lúa TP 309 qua hai qui trình khác nhau qua hệ thống vi khuẩn chuyển gen Agrobacterium tumefaciens (Potrykus, 2003):
- 3 loại enzym có mã số từ phytoene/E-carotene double-desaturase (vi khuẩn Erwinia uredovora), phytoene synthase (vi khuẩn Narcissus), và lycopene cyclase( cDNAs từ Narcissus pseudonarcissus) cùng một phân tử geranyl-geranly-pyrrhophosphate làm cho hạt gạo có khả năng tạo ra b-carotene màu vàng; và
- 3 emzym khác: một chuyển ferritin (từ đậu Tây Phaseolus vulgaris) làm tăng hàm lượng sắt gấp đôi, một gene để tạo ra chất giống protein metallothionin (từ Basmati Oryza sativa) có nhiều chất cystein để làm tăng hấp thụ lại chất sắt 7 lần, và enzym phytase chịu nhiệt cao (từ Aspergillus fumigatus) ngăn phá hủy chất sắt để giúp hạt gạo tích tụ chất sắt mà cơ thể con người có thể hấp thụ được.
Sự phân tích sinh hóa hạt gạo xay chà cho thấy rằng hạt gạo có mãu sắc vàng và những chất terpenoids có ích cho thức ăn. Theo tính toán của một nhà dinh dưỡng học, một nồng độ 1,6 micro-gram/g, nghĩa là 200 lần hơn chất sinh tố b-caroten của lúa thường, có thể vừa đủ để ngừa thiếu chất sinh tố A khi dùng 200 g gạo vàng. Giả thuyết này đang được cách nhà dinh dưỡng học nghiên cứu trên những người tình nguyện, nhưng kết quả sẽ sẵn sàng trước 2004. Ngoài ra, giống lúa vàng đã được tạo ra là loại lúa japonica nên cần phải lai tạo với các giống lúa cao năng indica mới có lợi cho phần lớn người dân ăn cơm gạo. Cho đến giữa tháng 7, 2002, đã có nhiều hợp đồng được ký kết với các cơ quan nghiên cứu quốc gia và quốc tế để tiếp tục lai tạo và thử nghiệm trong một số nước như sau: IRRI và PhilRice (Philippine); Viện Nghiên Cứu Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam); Cục Công Nghệ Sinh Học, IARI, UDSC (Delhi), Cục Nghiên Cứu Lúa Gạo, Hyderabad, TNAU, Tamil Nadu (Ân Độ); Viện Di Truyền, Academia Sinica, Beijing và National Key Laboratory of Crop Genetic Improvement, Wuhan (Trung Quốc); Agency for Agricultural REsearch and Development, Jakarta (Indonesia); và DSIR, Brumenia, Pretoria, Nam Phi. Các cơ quan hợp tác trên nằm trong Mạng Lưới Lúa Vàng Nhân Đạo Quốc Tế (Interntaional Hamanitarian Golden Rice Network) (Potrykus, 2003).
Tuy nhiên, có nhiều giới quan sát trên thế giới, chủ yếu ở châu A, đang lo ngại đến màu sắc vàng của loại lúa này có thể làm cho giới tiêu thụ gạo không thích ăn loại gạo vàng này, cũng như họ không thích ăn gạo lức vậy mặc dù loại gạo này có nhiều chất bổ dưỗng. Đó là chưa kể đến sự chống đối với loại thức ăn do biến đổi di truyền. Gần đây có một số nhà khoa học đã cố gằng làm cho màu vàng mất đi, nhưng vẫn còn giữ lại tác dụng của b-carotene, bằng cách đưa một gen vào lúa vàng với hai mục đích:
- Thứ nhút, mỗi phân tử b-carotene có thể cho hai phân tử retinol và được cơ thể hấp thụ nhiều hơn b-carotene.
- Thứ hai, phương pháp biến đổi gen này có thể làm cho hạt gạo vàng không còn màu vàng nữa (liên lạc với Dr Hans Verhoef, 2000 ở Netherlands).
2. Công Luận Và Tiềm Năng Sử Dụng
Vào
Nguyên nhân thứ hai là công ty Syngenta đã không gởi các data, thông tin của bản đồ gen vừa làm xong vào Ngân hàng gen để các chuyên gia có thể sử dụng tự do cho khác khảo cứu của họ. Ngóai ra, báo Khoa Học đã chấp nhận ngoại lệ cho đăng tải những tin tức về bản đồ nẩy của Syngenta mà không cần gởi data về gê-nôm vào Ngân Hàng gen trước như thông lệ để hổ trợ cho bài báo. Điều này có thể tạo ra một tiền lệ cho những công ty khác đăng báo các kết quả khảo cứu mà không cần tiết lộ cho công luận biết về thông tin, data khoa học đã thu hoạch được. Điều này có thể làm bớt hiệu năng của các nhà khảo cứu. Vấn đề bản quyền và nhân đạo trên thế giới được nêu ra ở đây. Dù sao đi nữa, Dự án Gê-Nôm Quốc tế ở Nhật Bản sẽ hoàn tất tiếp nối gê-nôm vào cuối năm nay và sẽ gởi vào Ngân hàng gen để các nhà khoa học tự do sử dụng. Các chuyên gia Việt Nam cần theo dõi trực tiếp công cuộc khảo cứu gê-nôm trên thế giới có thể sử dụng kết quả của các cuộc nghiên cứu này trong Ngân hàng gen cho chương trình lai tạo giống trong nước được hữu hiệu hơn.
Cơ quan FAO hoan nghênh sự hoàn tất bản đồ gê-nôm và xem đây là một tiến bộ lớn trong ngành công nghệ sinh học để làm tăng mức an ninh thực phẩm cho nhân loại. FAO cũng tin tưởng rằng những data và thông tin về gê-nôm sẽ phổ biến rộng rãi để các nhà khoa học tham khảo tự do, và khuyến khích sự hợp tác chặc chẽ giữa lạnh vự tư và công trong ngành gê-nôm nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc nghiên cứu và phát minh. FAO tin tưởng công nghệ sinh học tân tiến là một dụng cụ phân tử cực mạnh và tự do sử dụng hữu hiệu sẽ mang d&ến những lợi ích thiết thực cho công nghiệp và an ninh lương thực toàn cầu. Cơ quan này cũng nhìn nhận sự bất an toàn và rủi ro tiềm ẩn liên hệ đến khâu công nghệ sinh học. Tuy nhiên, cần thực hiện những tối đa lợi ích của ngành này trong khi cần theo dõi các thí nghiệm và áp dụng để tránh những tiêu cực xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người, súc vật và môi trường.
3. Các nước đang phát triển và công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học hiện đại đã mang đến nhiều lợi ích không những cho các công ty lớn mà còn cả nông dân nghèo, nhưng kỹ thuật này cũng có thể đưa đến các rủi ro bất ngờ hoặc còn tiềm ẩn lâu dài. Do đó khi áp dụng các kỹ thuật này cần phải đặc biệt chú ý đến lãnh vực nghiên cứu, khảo sát tiến trình áp dụng và theo dõi chặt chẽ canh tác tác và tiêu thụ để có thể sử lý kịp thời nếu có rủi ro. Thật vậy, công nghệ sinh học hiện đã làm giảm giá thành sản xuất (20% cho trồng bông vải ở Trung Quốc), tăng hiệu năng sản xuất với các loại enzyme (sản xuất phó mát), cải tiến chất lượng và dinh dưởng của thực phẩm (làm giảm chất cyanure của khoai mì, tăng tiền vitamin A cho lúa vàng), giảm thất thoát hậu thu hoạch cho trái cây, rau cải (như cà chua, cứng tồn trữ lâu, dễ chuyên chở), kháng sâu bệnh (bắp Bt, bông vải Bt), chịu đựng hạn hán, lạnh, nước mặn, v.v.
Tuy nhiên, ngành sản xuất nông sản BĐG có thể gây ra các rủi ro như: dị ứng ở đậu nành BĐG của Ba tây, các kháng thể (antibodies) dùng trong kỹ thuật BĐG có thể truyền sang cơ thể con người, các gen BĐG có thể vô tình truyền đến loài cây cỏ hoặc giết hại các loại công trùng hữu ích hoặc vô hại (như bướm Monarch) ở môi trường chung quanh.
Hiện nay một số vấn đề khác liện hệ công nghệ sinh học cũng cần quan tâm đến như các công ty lớn như Monsanto, Syngenta, Dupont,... của các nước giàu mạnh đang thao túng thị trường hạt giống nông sản BĐG thế giới. Do đó các cơ quan quốc tế có trách nhiệm phải làm sao giúp đở các nước đang phát triển mang sự ích lợi này đến các nông dân nghèo. Các nước này còn thiếu sót hoặc chưa áp dụng đúng luật lệ an ninh sinh học, chưa có đủ khả năng khảo sát khâu sản xuất và không thể theo dõi các rủi ro do sản phẩm BĐG có thể xảy ra. Họ cần sự giúp đở từ các cơ quan quốc tế liên hệ.
Công nghệ sinh học hiện đại là một kỹ thuật cấp cao, đắt tiền, có thể là loại xa xỉ của các nước nghèo, nhưng triển vọng hữu ích rất lớn cho nhân loại trong tương lai. Cho nên, muốn phát triển ngành công nghệ sinh học tân tiến trong các nước chậm tiến gồm cả Việt nam, cần chú ý đến các mặt chủ yếu sau đây:
1) Cần có chính sách cụ thể cho quản lý ngành công nghệ ở tầm quốc gia (như Trung Quốc đã làm chẳng hạn) để thu hút các lãnh vực công và tư tham gia tích cực hơn.
2) Cần đào tạo chuyên gia nhiều hơn cho ngành này, trong khi đặc biệt chú ý hơn về áp dụng các thành quả đã đạt đến trên thế gíơi. Tăng gia tiếp cận và kết hợp cộng tác (partnership) với các trường đại học của các nước tiến bộ, công ty lớn và các tổ chức quốc tế liên hệ như FAO, UNIDO, UNESCO, IAEA,... để có thông tin cập nhật và sự trợ giúp cần thiết.
3) Hiện nay, lợi thế của Việt Nam là các ngành công nghệ lên men, công nghệ nuôi mô và tế bào, công nghệ Enzym và protein.
4) Cần thành lập một Viện công nghệ sinh học có tầm cỡ quốc gia để có thể tập trung chất xám ưu tú và ngân sách vì còn quá yếu kém so với nhu cầu của ngành công nghệ này. Dĩ nhiên cũng cần có các trung tâm phụ để chuyển giao kỹ thuật, áp dụng thành quả và đảm nhận thị trường. Hiện nay, đa số các viện, đại học và trung tâm trong nước có khuynh hướng đảm đang hoạt động của tất cả các giai đoạn từ A đến Z với ngân sách qúa nhỏ, chỉ có lợi ích trước mắt trong khi xứ sở đang tiến lên trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy cần có một kế hoạch cơ bản và cụ thể với tầm nhìn rộng xa cho công nghệ sinh học trong bối cảnh đất nước hiện nay.
5) Cần thiết lập luật lệ về an ninh sinh học càng sớm càng tốt. Được biết các luật lệ cho khoa học và công nghệ sinh học có thể được quốc hội chấp thuận vào cuối tháng 6 này. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện qua các công tác nghiên cứu, tổ chức hệ thống khảo sát, theo dõi các rủi ro có thể xảy ra cần được sự giúp đở của các tổ chức quốc tế như FAO chẳng hạn. Một dự án hợp tác kỹ thuật (
2004
Tài liệu tham chiếu:
1. Genetically Modified Foods, ISB News Report June 2002.
2. Genetically Modified Organisms, Consumers, Food Safety, and the Environment: Some Key Etical Issues, FAO, Rome
3. Plant Biotechnology in China by J. Huang, S. Rozelle, C. Pray and Q. Wang, Science, Volume 295, 25 January 2002.
4. Potrykus, I. 2003. Golden Rice: Potential for improving the livelihood of rice-consuming populations. In Proceedings of the 20th Session of the Inter. Rice Comm., 23-26 July 2002, Bangkok, Thailand, FAO, Rome.